Home Blog

Chi tiết về các chủng tộc trong tựa game Battle Realms

0
Serpent

Battle Realms là một tựa game chiến thuật thời gian thực được phát hành vào năm 2001 bởi hãng Liquid Entertainment. Mặc dù không nổi tiếng như các tựa game chiến thuật khác cùng thời như Age of Empires, Starcraft, Warcraft, … nhưng với những game thủ đam mê thể loại này thì hầu hết đều biết đến Battle Realms, đó cũng là ký ức tuổi thơ của rất nhiều người.

Game Battler Realms

Tuy nhiên, khác với các tựa game chiến thuật khác cùng thời, những tựa game đó vẫn được phổ biến đến ngày nay và được cập nhật liên tục thông qua các giải đấu lớn nhỏ, Battle Realms không còn được phát triển thêm về bất kỳ nội dung hay cách chơi mới nào kể từ bản mở rộng Winter of the Wolf năm 2002. Tuy nhiên, ở Việt Nam và trên toàn thế giới vẫn có những người tiếp tục yêu thích và ghi nhớ Battle Realms bởi những ấn tượng và trải nghiệm tuyệt vời mà nó mang lại.

Hôm nay, chúng ta sẽ đến với 4 tộc chính trong game – những linh hồn thực sự của Battle Realms: Dragon, Serpent, Wolf và Lotus.

Đặc trưng của các chủng tộc trong game Battle Realms

Lotus

Trước đây, Lotus là sân sau của Serpent Empire và Zymeth là quân sư đáng tin cậy của lãnh chúa Oja. Nay, Lotus đã trở thành thế lực hắc ám kinh hoàng nhất với tôn thờ The Tree và mục tiêu hướng đến sự tối thượng, sự toàn mỹ và dạng thực thể sống cao nhất mà con người có thể đạt được. Đối diện với bóng tối dày đặc của The Tree, những kẻ ngoại tộc khác nhất định phải cúi đầu nếu không muốn chịu kết cục thảm khốc.

Tộc Lotus

So với các tộc khác, Lotus vượt trội về công nghệ và cả ma thuật, với quân sự được hình thành từ những lò chế tạo rợn người, những quyền năng đen tối và xương máu của các nô lệ. Họ tung ra những thứ độc nhất vô nhị vào kẻ thù như khí độc, lũ giòi, sợ người tẩn phép, lưỡi dao phi tiêu bén ngọt,… và tia sét tối tân nhất. Chỉ tộc Lotus độc quyền có thể dùng sức mạnh của sét để nghiền nát phe địch. Tôi luôn bất ngờ với sức sát thương nó mang lại, nếu dạng cầu sét có thể nhanh chóng tiêu diệt đơn vị hoặc công trình thì dạng tia sét lớn đánh xuống là sự huỷ diệt thực sự.

Tộc Lotus được ưa chuộng bởi cách chơi khá dễ nắm bắt và có rất nhiều lợi thế. Tốc độ sản xuất nông phu nhanh chóng nên quân số vượt trội, sát thương chính là ma thuật – điểm yếu của rất rất nhiều đơn vị trong Battle Realms, kỹ năng Battle Gear cùng nội tại nhiều khả năng làm chậm, suy kiệt, nhiễm độc, gây mù, hút máu, diệt lúa, sát thương diện rộng,… và đáng chú ý nhất là hàng ngũ hero vô cùng bá đạo. Chúng ta có Koril – bậc thầy dịch chuyển không gian kiêm liềm thuật (chỉ với 1 cái liềm được phù phép ông chả ngại kéo solo 1v1 với bố con thằng nào), Issyl – lão bà thao túng thời gian, Soban – nhà phát minh với các golem trợ thủ (thực ra là tuỳ nông phu 2.0), Yvaine – phù thủy băng giá chết chóc và Zymeth – kẻ đứng đầu tối cao, ông ta sở hữu khả năng ma thuật gọi mưa bão đến và điều khiển sấm sét từ đó để tấn công.

Tất cả kết hợp lại và đồng loạt ra chiến trường với sự sắp xếp vận dụng kỹ năng phù hợp. Lotus sẽ thực sự là cơn ác mộng, một cơn ác mộng lớn dần theo thời gian, khi nó đạt đến đỉnh. Những kẻ ngáng đường chỉ có thể chờ chết.

Dragon

Tộc Dragon đại diện cho nền phong kiến chuẩn mực, nơi mỗi con người đều cao cao tại thượng và tôn vinh danh dự. Từ những người nông dân bình thường cho đến chiến binh trung thành như Spearman, Dragon Warrior, Samurai, những nàng geisha yêu kiều như Geisha, hay những dũng tướng đứng đầu như Otomo, Tao, Garin, tất cả đều sống để phục vụ và chiến đấu cho sự thắng lợi của tộc. Từ trang phục, kiến trúc, vũ khí, đến lời thoại, phong thái, chiến đấu, đều mang đậm màu sắc Nhật Bản thời trung cổ. Khi đảm nhận vai trò chỉ huy của tộc Dragon, ta luôn cảm nhận được sự yên bình thanh thản trong lối sống lao động sản xuất, không khí linh thiêng phát ra từ niềm tin tuyệt đối của họ, và nhiệp độ đẩy lên cao trào khi quân thù đến cuối cùng bước chân dồn dập của các quân lính tộc lao thẳng ra chiến trường. Mỗi khi khẩu hiệu “For the Dragon” vang lên, như một lời thề khắc lên sự trung thành và sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng của các chiến binh. Bởi vì Long Thần đáng kính mà họ luôn tôn thờ.

Dragon

Cá nhân tôi đặc biệt có cảm tình với tộc này bởi đây là tộc đầu tiên tôi chơi khi đến với Battle Realms, cụ thể là hồi lớp 3 chơi trong phòng tin học nhà trường sau khi làm bài xong. Và còn vì tộc này đẹp thiệt sự theo hướng thuần chiến binh và chủ nghĩa anh hùng, khuynh hướng rất hot thời đó. Không thể không kể đến Lord quốc dân Kenji, sinh ra trong gia đình bạo chúa nhưng đã chọn con đường của riêng mình trở thành một đấng minh quân, với đoạn ending epic toàn thân phát sáng như Edward Cullen ra hào quang diệt quỷ. Ngoài ra, tộc Dragon thường không được đánh giá cao bởi chỉ số sức mạnh cơ bản khá thấp so với các tộc còn lại. Tuy nhiên, lối điều quân chính xác cùng vận dụng đúng chiến thuật tộc Dragon vẫn có sức mạnh đáng kể. Tiêu biểu là cung thủ Arah mệnh danh là đơn vị tầm xa mạnh nhất trong game. Hay chiêu tất sát diện rộng với sát thương khổng lồ từ đòn hoả công của Long Thần trên điện thờ, để triệu hồi bác rồng này lên điện cần tốn 4 đơn vị Samurai và 3 ngọc Yang lận đó quý vị ạ. Và toàn bộ hàng ngũ hero hùng mạnh nếu được kết hợp nhuần nhuyễn cùng các quân lính thì sẽ thành một câu chuyện rất khác. Bên cạnh Long Thần phù hộ thì tộc Dragon cũng rất cần bàn tay điều binh tài hoa của chútướng Otomo, người có khả năng tăng cường sức mạnh cho các đơn vị tấn công và phòng thủ của tộc. Ngoài ra, tộc Dragon cũng có các đơn vị đặc biệt như Yumi Archer, người có thể bắn từ xa với độ chính xác cao và có khả năng né tránh đòn tấn công của kẻ địch.

Tuy nhiên, để sử dụng tốt tộc Dragon, người chơi phải có khả năng quản lý tài nguyên tốt và biết cách sử dụng chiến thuật phù hợp với từng tình huống. Vì tộc Dragon không có sức mạnh vượt trội, nếu không sử dụng chiến thuật đúng cách, người chơi sẽ dễ dàng bị đánh bại bởi các tộc khác.

Tóm lại, tộc Dragon là một tộc có nền văn hóa đặc trưng, mang đậm tính anh hùng và chủ nghĩa chiến binh. Dù không có sức mạnh vượt trội, nhưng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các đơn vị và chiến thuật phù hợp, tộc Dragon vẫn có thể gây áp lực lớn lên đối thủ và giành chiến thắng.

Wolf

Tộc Wolf được xem là tộc có cốt truyện và khái niệm hấp dẫn nhất trong trò chơi. Ban đầu, họ là một tộc bại trận bị bắt làm nô lệ phục vụ cho bọn Lotus. Dưới sự chỉ huy của Grayback – người đứng đầu, cùng với các anh hùng khác như Longtooth, Wildeye, Gaihla, họ đã nổi dậy, đánh trả và tiêu diệt nhiều tướng lĩnh của bọn Lotus, đặc biệt là Yvaine – kẻ nắm giữ mỏ Shale.

Wolf

Tộc Wolf đã phải sống và chịu đựng trong những hang động tối tăm, nhưng điều đó không làm họ nản chí mà ngược lại càng cho họ thêm sức mạnh để tìm đường đến tự do. Họ tận dụng tất cả những thứ mình có, từ những vật liệu bình thường như đá, than, hắc ýn, hay những vũ khí thô sơ như buồa gỗ, xích chuối, nỏ, kính nỏ,… đến bước đột phá lớn nhất là ứng dụng công nghệ của bọn Lotus để chế tạo giáp Shale – công cụ cực kỳ hiệu quả có thể chống lại sức mạnh của ma thuật. Nền văn minh của họ không được cầu kỳ, lộng lẫy, cũng không phát triển quá nhiều về công nghệ như những tộc khác, mà vẫn có nét đẹp phóng khoáng hoang dã rất riêng qua lối kiến trúc lều, đá, cỏ cây, những tháp núi đá thiêng và những hang sói nguy hiểm. Dựa vào cội nguồn thiêng liêng của thiên nhiên cùng dòng máu hoang dã của sói chảy trong thanh quản và khát khao tự do mạnh liệt chính là sức mạnh lớn nhất giúp họ săn đuổi và triệt hạ bất cứ kẻ thù nào đe dọa đến tự do và bình yên của tộc.

Quân lính của tộc Wolf khiến tôi cực kỳ yêu thích bởi thiết kế mới lạ, nét thô ráp và lực lượng cuồn cuộn thể hiện rất chân thật. Cách hợp quân chiến đấu có nhiều kiểu, nhưng cốt vẫn giữ được sự dữ dội, tới tấp và hung bạo. Một đoàn quân lực lượng tộc Wolf rầm rập xông đến cùng bầy sói (cả 2 chân lẫn 4 chân) theo sát bên luôn khiến phe địch ái ngại khi phải đối đầu. Những chiến binh dám lăn xả không sợ điều gì và sẵn sàng hy sinh vì dân tộc. Khúc khải hoàn ca “Freedom” đời này qua đời khác ngân vang trong mỗi người con tộc Wolf giữ cho ngọn lửa khao khát tự do mạnh liệt luôn rực cháy và trường tồn.

Serpent

Tộc Serpent là phiên bản đối nghịch hoàn toàn so với loài rồng Dragon. Khác với Dragon, Serpent tập trung vào con người, lợi ích thiết thực và đạt được mục đích. Nếu Dragon là tư tưởng, thì Serpent là thực tế. Tại Serpent, mọi bản chất trong con người được thể hiện rõ nét nhất, từ sự ham muốn vật chất, thể xác (Bandit, Fan Geisha, Utara), quay lưng với giá trị tinh thần và đi theo lợi ích (Ronin) hay tham vọng quyền lực đến mức bất chấp tất cả, chà đạp bóc lột dân lành (Shinja, Budo). Không bị giới hạn bởi Long Thành, họ quyết định số phận của mình thông qua sự phát triển vượt bậc trong công nghệ súng (Musketeer, Cannoneer) và thuật gọi hồn (Necromancer) biến các xác chết thành những thực thể chiến đấu cho mình. Chung quy người của Serpent đều mạnh mẽ, hung tàn, xảo quyệt, không từ bất cứ thủ đoạn nào để thu được lợi ích về tộc mình. Mọi kẻ khác đều phải quy phục trước Serpent, hoặc là chết.

Serpent

Người thừa kế của gia tộc Oja và cũng là người có vị trí đứng đầu trong hàng ngũ lãnh đạo Serpent là thái tử Taro, người con cả và cũng là anh trai của Kenji. Một tên hèn nhát, cậy thế gia đình, con ông cháu cha mẫu mực và luôn muốn phần lợi là mình. Utara từng nói với Budo về Taro như vậy: “Nhiều khi tôi thấy hắn (Taro) còn đàn bà hơn cả tôi nữa”. Vì vậy khi nhắc đến Serpent người ta vẫn chỉ nghĩ ngay đến Shinja, thủ lĩnh nắm quyền quân đội, một kẻ xứng danh lãnh đạo thực thụ, bộc trực, cứng rắn mạnh mẽ, dùng người hay giết người đều chỉ nhằm một điều duy nhất đó là phục hưng Serpent, đưa nó trở về thời kỳ hoàng kim khi còn là Đế chế Mãng Xà thống trị tất cả (Serpent Empire).

Mặc dù không phải là phe chính diện như Dragon, Serpent lại mang sức hút có phần lớn hơn. Từ dáng vẻ phong lưu, đường nét cá tính, loại quân đa dụng và lối chơi đa dạng. Bất kì người chơi Battle Realms nào cũng nên một lần chơi tộc Serpent để trải nghiệm thử lối chơi vừa chiến thuật mà cũng vừa nghệ thuật. Tiếng nổ vang trời từ họng súng của Cannoneer. Tiếng lách cách nạp đạn của Musketeer. Tiếng lửa cháy bập từ bó đuốc của Raider. Tiếng vọng lạnh người cõi âm ti mỗi khi gã Necromancer bắt đầu trò chơi tử sĩ. Đặc biệt nhất,là khả năng triệu hồi xác chết của Necromancer, đưa vào trận đấu để tấn công đối thủ hoặc phòng thủ. Điều này tạo ra một sự đa dạng trong lối chơi và đòi hỏi người chơi phải có chiến thuật linh hoạt để đối phó với các đối thủ khác nhau.

Tuy nhiên, tộc Serpent cũng có những hạn chế của mình. Loại quân của họ thường có sức mạnh trung bình và không thể tiêu diệt đối thủ quá nhanh. Điều này đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn và chiến thuật tốt để đánh bại đối thủ. Hơn nữa, khả năng triệu hồi xác chết của Necromancer cũng có hạn chế về số lượng và thời gian tồn tại của chúng.

Tổng kết lại, tộc Serpent là một phe chơi có tính cách riêng và sức hút đặc biệt trong game Battle Realms. Với những điểm mạnh và hạn chế của mình, Serpent đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn và chiến thuật tốt để đánh bại đối thủ. Tuy nhiên, với lối chơi đa dạng và khả năng triệu hồi xác chết của Necromancer, Serpent chắc chắn sẽ mang đến những trận đấu đầy hấp dẫn và thử thách cho người chơi.

Lời kết

Như vây là chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn chi tiết các chủng tộc trong game Battle Realms. Nếu bạn muốn chơi và trải nghiệm tựa game Battle Real này thì có thể tải ngay về máy của mình bằng link dưới đây:

Tải Battle Realms 2

Những nguy cơ bảo mật khi sử dụng KMSpico để Active Win & Office

0
KMSpico

Hiện nay, KMSpico là một trong những phương pháp phổ biến để active windows office. Tuy nhiên, các hacker đã tạo ra những trang web giả mạo để dụ bạn click vào quảng cáo độc hại, tự động cài đặt những phần mềm giả mạo, popup spam, và lừa bạn truy cập và tải về KMSpico giả mạo. Mục đích của chúng là đánh cắp tiền từ ví điện tử của bạn khi sử dụng Windows.

phần mềm KMSpico

Phần mềm KMSPico là gì?

KMSpico là một trong những phần mềm kích hoạt Microsoft Windows và Office phổ biến nhất hiện nay. Nó mô phỏng máy chủ Windows Key Management Services (KMS) để kích hoạt giấy phép, cho phép bạn sử dụng toàn bộ chức năng như bản trả phí thực sự.

Khi tìm kiếm các từ khóa như:

"microsoft office crack win 10", "office crack win 10", "crack win 10 và office", "crack win 10 office", "crack win 10", "crack win 10 pro", "phan mem crack win 10", "tai crack win 10", "crack windows 10 pro 64 bit kmspico", "kmspico office 2019", "kmspico crack microsoft office 2019", "kmspico office 2019 professional plus", "kmspico crack office 2016",  "microsoft office 2016 crack kmspico", "download kmspico full crack 0%", "tải kmspico crack office 2019", "office 2019 activator kmspico", "crack office 2010 kmspico"... bạn sẽ tìm thấy rất nhiều trang web chia sẻ các phần mềm này với các tiêu đề như "Cách Crack Win 10 Pro", "Active Win 10 Vĩnh Viễn 1 Click 2021 bẻ khóa", "Kích hoạt Win 10 Crack Win 10 vĩnh viễn Tool Active bản quyền số mới nhất 2021", "Crack Win 10 Vĩnh viễn Active mọi phiên bản: Pro, Home, Enterprise..."

Không ai có thể chắc chắn rằng các phần mềm này được lấy từ nguồn nào, hoặc có chỉnh sửa gì trong phần mềm nhằm mục đích lợi dụng người dùng. Dưới đây là một số ví dụ về những rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng các phần mềm không an toàn:

  • Các phần mềm giả mạo có thể giả vờ là các công cụ crack để cài đặt virus, malware, keylogger nhằm thu thập thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, ví điện tử của bạn.
  • Các phần mềm không an toàn có thể mở ra lỗ hổng bảo mật để cho phép kẻ tấn công truy cập và kiểm soát máy tính Windows của bạn bất kỳ lúc nào.
  • Các phần mềm độc hại có thể biến máy tính của bạn thành một botnet, sử dụng để tấn công và phá hoại các trang web khác.
  • Các phần mềm giả mạo có thể sử dụng phần cứng của máy tính của bạn để đào coin, chạy các chương trình ẩn danh, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy tính và làm cho nó chạy chậm, ngay cả khi bạn đã đầu tư một số tiền khá lớn vào phần cứng.

Các bạn có thể tải KMSpico 11 an toàn không chứa mã độc tại phongduy.vn.

Cách KMSpico đánh cắp thông tin của bạn

Chuyên gia vừa đưa ra cảnh báo rằng việc sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền là rất nguy hiểm, và rất nhiều trang web lừa đảo cung cấp phần mềm bẻ khóa thông qua các đường link và phần mềm không an toàn.

Các loại Virus malware, keylogger đánh cắp thông tin

Một số trang web tự xưng là trang chính thức của KMSpico và cung cấp phần mềm này, tuy nhiên trình cài đặt KMSpico thường chứa phần mềm quảng cáo và độc hại. Các từ khóa liên quan đến KMSpico trên Google như “Active Crack Win 10 Pro & Office Với KMSpico Vĩnh Viễn 2021” hay “Hướng dẫn crack win 10 32bit, 64bit và các phiên bản office 2010, 2013, 2016 sử dụng KMSpico Install và KMSpico Portable.” dẫn đến rất nhiều trang web khác nhau phân phối KMSpico, đều tự xưng là trang chính thức.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một trình cài đặt KMSpico độc hại được phân tích tồn tại trong các nén như 7-Zip và chứa cả trình giả lập máy chủ KMS thực tế và Cryptbot. Người dùng có thể bị nhiễm khi nhấp vào một trong các liên kết độc hại và tải xuống KMSpico, Cryptbot hoặc một phần mềm độc hại khác mà không đi kèm với KMSpico. Trong quá trình cài đặt KMSpico để active windows, phần mềm độc hại Cryptbot cũng được triển khai.

Phần mềm độc hại được bao bọc bởi trình đóng gói CypherIT sử dụng kỹ thuật làm rối mã và tiếp tục khởi chạy một tập lệnh được làm rối mã nhằm phát hiện sandboxes và giả lập AV, vì vậy nó sẽ không thực thi khi chạy trên thiết bị của nhà nghiên cứu. Ngoài ra, phần mềm độc hại còn kiểm tra sự xuất hiện của và thực hiện quy trình tự xóa của nó nếu thư mục tồn tại để ngăn ngừa việc lây nhiễm trở lại thiết bị.

Phương pháp Process Hollowing được sử dụng để đưa phần mềm độc hại Cryptbot vào bộ nhớ, và các chức năng của nó không có gì đặc biệt.

Để phát hiện Cryptbot, có thể sử dụng các đặc tính sau:

  • Tệp nhị phân chứa siêu dữ liệu AutoIT, nhưng không có tiền tố “AutoIT” trong tên tệp.
  • Tiến trình AutoIT tạo kết nối mạng bên ngoài.
  • Lệnh findstr được sử dụng với các tham số tương tự như findstr /V /R “^…$”.
  • Các lệnh PowerShell hoặc cmd.exe chứa các tham số rd /s /q, timeout và del /f /q.

Các đặc tính này có thể giúp phát hiện sự hiện diện của Cryptbot trên hệ thống. Qua mẫu phần mềm độc hại này, chúng ta có thể thấy rằng việc sử dụng phần mềm không có bản quyền hoặc sử dụng phần mềm bẻ khóa là rất nguy hiểm.

Kết luận

Nếu bạn là sinh viên, có thu nhập thấp hoặc chưa kiếm được nhiều tiền, có thể sử dụng tạm phần mềm active. Tuy nhiên, nếu bạn là một chuyên gia, có thu nhập ổn định và muốn người khác tôn trọng giá trị công sức của mình, và bạn cũng tôn trọng giá trị của người khác, thì nên sử dụng phần mềm có bản quyền để ủng hộ tác giả.

Lợi ích của việc sử dụng phần mềm có bản quyền là bạn luôn được cập nhật phiên bản mới nhất và được hỗ trợ bởi một đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp.

Bài viết được tham khảo tại: https://xuanhieu.org/tong-hop/crack-win-gia

Sự kết hợp giữa tôn giáo và công nghệ với bộ sưu tập nghệ thuật NFT của Vatican

0
Vatican NFT

Tòa Thánh Vatican sử dụng công nghệ NFT để tạo ra một bộ sưu tập nghệ thuật kỹ thuật số mới, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc sử dụng công nghệ blockchain và NFT trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa.

Vatican ra mắt bộ sưu tập NFT
Vatican ra mắt bộ sưu tập NFT

Bộ sưu tập Democratize Art

Theo Vatican News, bộ sưu tập này gồm hơn 800 tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, được tạo ra bởi các nghệ sĩ khác nhau, và được định danh bằng NFT. Bộ sưu tập, có tên gọi là “Democratize Art”, bao gồm các tác phẩm nghệ thuật về các chủ đề liên quan đến môi trường, sự đa dạng và các vấn đề xã hội khác.

Bộ sưu tập Democratize Art của Vatican
Bộ sưu tập Democratize Art của Vatican

Tất cả các tác phẩm trong bộ sưu tập đều sẽ được bán trên sàn giao dịch NFT, với tất cả số tiền thu được sẽ được quyên góp cho các hoạt động từ thiện của Tòa Thánh. Bộ sưu tập này được chủ trì bởi Cha Philip Larrey tại Vatican vài tháng 5 năm 2022 vừa rồi.

Bước tiến quan trọng của công nghệ Blockchain trong tôn giáo

Việc Tòa Thánh Vatican sử dụng công nghệ NFT để tạo ra bộ sưu tập nghệ thuật kỹ thuật số này được xem là một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ blockchain và NFT trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa. Việc sử dụng công nghệ này cho phép các tác phẩm nghệ thuật trở nên độc nhất vô nhị và có giá trị cao hơn, đồng thời giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nghệ sĩ.

Điều này cũng cho thấy sự tiên tiến của Vatican trong việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để liên kết giữa văn hóa và tôn giáo. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ blockchain và NFT cũng đang gặp phải nhiều tranh cãi liên quan đến tính an toàn và bảo mật của chúng, và đang được xem là một lĩnh vực đầy tiềm năng và cần sự quan tâm đặc biệt.

Ngoài ra, việc Tòa Thánh Vatican sử dụng công nghệ NFT cũng là một phần của chiến lược của nhà thờ để tăng cường quỹ từ thiện và giúp đỡ các hoạt động từ thiện khác.

Trong quá khứ, Vatican đã sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để giúp quản lý các tài sản và tài chính của nhà thờ, và việc sử dụng công nghệ NFT này cho thấy nhà thờ đang tiếp cận với các công nghệ mới nhất để phục vụ mục đích của mình.

Một buổi triển lãm độc nhất vô nhị

Tổng kết lại, việc Tòa Thánh Vatican sử dụng công nghệ NFT để tạo ra bộ sưu tập nghệ thuật kỹ thuật số đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ blockchain và NFT trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa. Bộ sưu tập “Apostles of Change” bao gồm các tác phẩm nghệ thuật về các chủ đề liên quan đến môi trường, sự đa dạng và các vấn đề xã hội khác, và sẽ được bán trên sàn giao dịch NFT với mục đích quyên góp cho các hoạt động từ thiện của Tòa Thánh.

Để có thể sở hữu Democratize Art NFT các bạn có thể tham gia vào các sàn giao dịch NFT như: Opensea, Rarible, SuperRare, Nifty Gateway… Đa số các NFT Marketplace thường sử dụng Etherium để giao dịch. Nếu bạn muốn mua Etherium trên sàn Binance có thể tham khảo cách đăng ký tài khoản và giao dịch tại đây.

Việc sử dụng công nghệ NFT cho phép các tác phẩm nghệ thuật trở nên độc nhất vô nhị và có giá trị cao hơn, đồng thời giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nghệ sĩ. Điều này cho thấy sự tiên tiến của Vatican trong việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để liên kết giữa văn hóa và tôn giáo.

Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ blockchain và NFT cũng đang gặp phải nhiều tranh cãi liên quan đến tính an toàn và bảo mật của chúng. Việc sử dụng công nghệ này cũng là một phần của chiến lược của Vatican để tăng cường quỹ từ thiện và giúp đỡ các hoạt động từ thiện khác.

Việc Tòa Thánh Vatican sử dụng công nghệ NFT cũng là một ví dụ về việc các tổ chức tôn giáo và văn hóa đang tiếp cận với các công nghệ mới nhất để phục vụ mục đích của mình.

Bài viết được tham khảo từ:

Hướng dẫn cách bố trí nội thất nhà thờ họ

0
Hướng dẫn trang trí nhà thờ họ hợp phong thủy
Hướng dẫn trang trí nhà thờ họ hợp phong thủy

Nhà thờ họ là một công trình đặc biệt quan trọng với mỗi dòng họ. Ngoài việc thiết kế và xây dựng nhà thờ họ theo kiến trúc nào, bố cục ra sao thì việc trang trí nội thất nhà thờ họ cũng rất quan trọng. Vậy làm sao để trang trí không gian nội thất của nhà thờ họ vừa uy nghiêm, lịch sự lại đảm bảo hợp phong thủy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Hướng dẫn trang trí nhà thờ họ hợp phong thủy
Hướng dẫn trang trí nhà thờ họ hợp phong thủy

1. Nhà thờ họ là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách bố trí nội thất nhà thờ họ như thế nào bạn cần nắm được nhà thờ họ là gì và có ý nghĩa, tầm quan trọng ra sao đối với mỗi dòng họ. 

Nhà thờ họ còn được gọi là từ đường. Đây là một công trình kiến trúc chung của cả dòng họ, được dùng để làm nơi thờ cúng tổ tiên, lưu giữ gia phả gốc. Vào các dịp lễ, giỗ họ, con cháu sẽ về đây tụ họp, dâng hương để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với tổ tiên. Đồng thời, đây cũng là nơi giúp gắn kết tình cảm họ hàng, người thân. 

Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ. Các mẫu nhà thờ họ điển hình thường được xây theo dáng chữ nhật, nằm ngang với 2 mái trước và 2 mái sau theo kiểu hồi văn – thu hồi bít đốc. Mái được lợp bằng ngói đỏ. Nhà thường có khoảng 3 – 5 gian với diện tích phổ biến là dài x rộng = 5.71 x 8.55m. 

Nhà thờ họ là công trình quan trọng, linh thiêng
Nhà thờ họ là công trình quan trọng, linh thiêng

2. Hướng dẫn trang trí nội thất nhà thờ họ hợp phong thủy

Trang trí nội thất nhà thờ họ là một công việc rất quan trọng. Và khi trang trí nội thất cho công trình này phải đảm bảo thể hiện được vẻ trang nghiêm, tôn kính, lịch sự và đáp ứng các tiêu chí về phong thủy. Cụ thể:

2.1. Trang trí chính giữa gian thờ tổ

Gian chính giữa của nhà thờ họ là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Gian này được chia thành 2 lớp với các trang trí cụ thể như sau:

Lớp ngoài

Ở lớp ngoài sẽ đặt một bàn thờ tổ lớn, được chạm khắc hoa văn cầu kỳ, tỉ mỉ. Bàn thờ tổ có thể được làm từ gỗ hoặc đá và là bàn thờ ô xa, bàn thờ chấp tải, bàn thờ án gian hay sập thờ chân quỳ,… Kích thước phổ biến nhất của mẫu bàn thờ này là:

  • Dài: 2.17m hoặc 1.97m
  • Rộng: 1.07m hoặc 87cm 
  • Cao: 1.27m
Mẫu bàn thờ chấp tải đặt tại gian thờ chính của nhà thờ họ
Mẫu bàn thờ chấp tải đặt tại gian thờ chính của nhà thờ họ

Phía trên mặt của bàn thờ tổ sẽ được đặt các bộ đồ thờ, bao gồm: Bát hương, đỉnh hồng, đài nến, ống hương, mâm bồng, tam sự, ngũ sự,…

Lớp trong

Đối với lớp trong thường là bàn thờ án hành hay bàn hành. Mẫu bàn thờ này không cầu kỳ như bàn thờ tổ mà được làm tối giản hơn. Tuy nhiên, chiều dài của bàn thờ án hành thì vẫn bằng với bàn thờ tổ. Nhưng chiều cao lại cao hơn bàn thờ tổ khoảng 20cm để có thể đặt ngai thờ, khám thờ và bài vị thờ thủy tổ.

Hoành phi, câu đối

Khi trang trí nội thất nhà thờ họ không thể nào thiếu được hoành phi và câu đối.  Cụ thể, hoành phi, bức đại tự hay cuốn thư ở gian giữa nhà thờ tổ, ở vị trí khá cao và hút mắt. Đôi câu đối sẽ được treo trên 2 cột phía trước bàn thờ và treo sát bên tường, dọc 2 bên bàn thờ. 

Gian chính nhà thờ họ cần treo hoành phi, câu đối
Gian chính nhà thờ họ cần treo hoành phi, câu đối

Có rất nhiều mẫu hoành phi, câu đối khác nhau để bạn có thể lựa chọn. Mỗi bức hoành phi, câu đối được lưu truyền lại mang những nội dung, ý nghĩa khác nhau nhưng thường là để ca ngợi công đức của tổ tiên, đồng thời thể hiện tấm lòng biết ơn, kính trọng của con cháu đối với tổ tiên, cội nguồn, nơi sinh thành. 

Vật liệu được sử dụng để làm hoành phi, câu đối thường là gỗ tự nhiên có độ bền cao, khả năng chống chịu thời tiết tốt, đã được xử lý mối mọt cẩn thận và có mùi hương dễ chịu. Ví dụ như gỗ hương, gỗ dổi, gỗ mít, gỗ vàng tâm được sơn son thếp bạc cực kỳ sang trọng, hào nhoáng.

Lưu ý: Hoành phi và câu đối đều là những món đồ quan trọng để trang trí nội thất nhà thờ họ và được đặt ngay tại gian chính giữa. Chính vì vậy, các món đồ này phải được chế tác cẩn thận, chỉn chu và nội dung trên hoành phi, câu đối cần đảm bảo thể hiện được các giá trị văn hóa, tư tưởng của dòng họ. Cũng bởi thế mà việc chọn chữ và nghĩa khắc trên hoành phi, câu đối cần phải suy xét cẩn trọng.

Cửa võng và thiều châu

Tại gian giữa của nhà thờ họ cũng có cả cửa võng và thiều châu thờ (cửa khám). Trên cửa võng, thiều châu thờ đều sẽ được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, cầu kỳ và được treo trên giữa 2 cây cột, nằm ở dưới hoành phi.

Trang trí cửa võng và thiều châu cho gian chính nhà thờ họ
Trang trí cửa võng và thiều châu cho gian chính nhà thờ họ

Bên cạnh đó, để không gian thờ tự thêm phần linh thiêng, trang nghiêm cũng nên bài trí thêm một đôi hạc thờ. Trường hợp trong dòng họ có tổ tiên làm quan trọng triều thì còn có thể bày biện thêm cả một bộ bát bửu chấp kích, đặt tại phía trước của bàn thờ.

2.2. Trang trí gian thờ phụ hai bên nhà thờ họ

Mặc dù chỉ là hai gian thờ phụ nhưng cũng cần phải chú tâm bài trí sao cho hợp phong thủy để tạo thành một tổng thể không gian hài hòa, trang nghiêm. Hai gian thờ phụ gồm một gian nằm bên tả và một gian nằm bên hữu nhà thờ. Trong đó, thường sẽ có một gian được lựa chọn làm nơi lập bàn thờ thần linh, thổ địa hoặc bà cô ông mãnh. Một gian còn lại sẽ được dùng để lập ban thờ cho nhà trưởng hay ban thờ bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cụ thể như thế nào sẽ do các thành viên trong dòng họ quyết định.

Bàn thờ được đặt ở 2 gian thờ phụ đều phải được chạm khắc hoa văn tinh tế, tỉ mỉ. Tuy nhiên, kích thước của 2 bàn thờ này sẽ nhỏ hơn so với bàn thờ ở gian chính. Thường kích thước tiêu chuẩn để làm bàn thờ cho gian phụ là:

  • Dài: 1.97m hoặc 1.75m 
  • Rộng: 87cm hoặc 97cm
  • Cao 1.07m hoặc 1.17m

Bên cạnh đó khi trang trí nội thất nhà thờ họ 2 gian thờ phụ cũng có thể treo hành phi, câu đối, cửa võng cùng các món đồ thờ cúng khác.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách bài trí nội thất nhà thờ họ mà bạn có thể tham khảo. Việc trang trí nội thất cho nhà thờ họ rất quan trọng, vì vậy cần phải đầu tư cả về thời gian, tâm huyết lẫn tiền bạc.

Khám phá kiến trúc nhà thờ họ tại Việt Nam

0
Nhà thờ họ tiêu biểu ở miền Bắc
Nhà thờ họ tiêu biểu ở miền Bắc

Nhà thờ họ là một công trình kiến trúc mang ý nghĩa tâm linh, giá trị tinh thần và nhân văn sâu sắc. Đây cũng là công trình đặc biệt quan trọng với mỗi họ. Hầu hết các dòng họ tại Việt Nam ở mỗi vùng miền đều có nhà thờ riêng. Thiết kế nhà thờ họ cũng khác nhau. Tuy nhiên, kiến trúc nhà thờ họ lại khá tương đồng. Để hiểu rõ hơn về kiến trúc của công trình này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Khám phá kiến trúc nhà thờ họ tại Việt Nam
Khám phá kiến trúc nhà thờ họ tại Việt Nam

1. Nhà thờ họ là gì? Ý nghĩa của nhà thờ họ

Nhà thờ họ hay từ đường chính là một công trình kiến trúc lớn, có tầm quan trọng đặc biệt với mỗi dòng họ, nhất là các dòng họ sinh sống tại khu vực Trung du Bắc Bộ, Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng. Đây là nơi giữ gìn gia phả gốc, thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng trong dòng tộc đã có công với đất nước và là nơi để con cháu tụ họp dâng hương thờ cúng vào các dịp Lễ, giỗ họ. 

Bên cạnh đó, nhà thờ họ còn là nơi giúp con cháu có dịp được thể hiện lòng hiếu đạo và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Đồng thời tạo cơ hội để các thành viên trong dòng họ có dịp gắn kết, gia tăng tình cảm. 

2. Các đặc trưng về kiến trúc nhà thờ họ tại Việt Nam

2.1. Phân loại kiến trúc nhà thờ họ theo thời gian

Kiến trúc nhà thờ họ tại Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian. Cụ thể, có thể phân kiến trúc công trình này thành 2 loại, đó là:

  • Nhà thờ họ có niên đại sớm được xây từ lâu: Tuy nhiên, hiện nay rất khó để tìm được các nhà thờ họ có niên đại sớm được xây lại từ lâu. Hoặc có cũng đã trải qua trùng tu, cải tạo. Các công trình này đã được xây dựng từ rất lâu trước đây và chỉ sử dụng những vật liệu thô sơ như gỗ, đất, đá, lợp lá, lợp ngói. Tuy nhiên, dưới tác động của thời gian, thời tiết, các công trình này khó có thể trụ vững cho tới ngày nay 
  • Nhà thờ họ mới được xây dựng trong vài chục năm trở lại đây: Trong khi đó các nhà thờ họ mới xây gần đây sử dụng nguyên vật liệu là bê tông cốt thép, giả gỗ, gỗ tự nhiên,… nên có độ bền và tuổi thọ cao, chống chịu lại sự khắc nghiệt của thời tiết tốt. Tại các nhà thờ họ, ban thờ thường được bố trí theo chiều ngang, trong đó, ban thờ vị tổ cao nhất sẽ được đặt ở vị trí cao nhất, gian chính giữa. Còn các bàn thờ những vị tổ thấp hơn sẽ đặt đăng đối ở các gian 2 bên
Nhà thờ họ mới xây rất khang trang, hút mắt
Nhà thờ họ mới xây rất khang trang, hút mắt

2.2. Phân loại kiến trúc nhà thờ họ theo hình dáng

Dựa theo hình dáng kiến trúc nhà thờ họ cũng được phân thành rất nhiều loại khác nhau như: 

  • Nhà thờ họ điển hình chữ Nhất nằm ngang: Loại nhà thờ họ này có 2 mái trước và sau được xây dựng theo kiểu hồi văn – thu hồi bít đốc và thường có 3 – 5 gian. Phần mái có thể được lợp bằng tranh, lá cọ hoặc ngói di
  • Nhà thờ họ chữ Nhị: Là nhà thờ có 2 gian song song nhau, trong đó, gian ngoài được sử dụng làm nơi tiếp khách hoặc là nhà bái đường, còn gian phiếu sau sẽ dùng làm nơi thờ tụng
  • Nhà thờ họ có Hậu cung: Là mẫu nhà thờ có thiết kế gian thờ phụng riêng
  • Nhà thờ họ kiểu 4 mái, 8 mái: Mẫu kiến trúc nhà thờ họ này thường xuất hiện tại các tỉnh miền Bắc. Trong đó, nhà họ 4 mái sẽ có 1 lớp mái thành 4 mặt và 2 mặt mái chữ A. Còn nhà thờ họ 8 mái thì có 2 tầng mái xếp chồng lên nhau
Mẫu nhà thờ họ 8 mái, 2 lớp
Mẫu nhà thờ họ 8 mái, 2 lớp
  • Nhà thờ họ có mặt bằng chữ Quốc: Công trình này cũng xuất hiện khá nhiều và có thiết kế mặt bằng như hình chữ Quốc trong tiếng Hán. Nhà thờ họ có kết cấu 4 khối, trong đó có một khối cổng tam quan, ở giữa là nhà thờ và 2 khối dải vũ 2 bên tổng thể. Sân sẽ nằm ở lối vào trước. Tổng thể nhà thờ sẽ dài 3 gian
  • Nhà thờ họ có mặt bằng chữ Công: Còn được gọi là nội công ngoại quốc, tức nhà thờ họ có mặt bằng hình chữ Công trong tiếng Hán. Theo đó, nhà chính diện với nhà mái đường được xây dựng song song và nối liền bởi nhà thiêu hương – nơi dùng cho sư làm lễ
  • Nhà thờ họ có mặt bằng chữ Đinh: Bạn cũng có thể bắt gặp khá nhiều kiến trúc nhà thờ họ chữ Đinh ở nước ta. Nhà thờ họ này có nhà chính điện (thượng điện) dùng làm nơi đặt các bàn thờ Phật và nối thẳng góc với nhà bái đường hoặc nhà tiền đường phía trước
  • Nhà thờ họ kết hợp nhà ở: Ngoài ra cũng có không ít mẫu nhà thờ họ được xây kết hợp với nhà ở để thuận tiện cho việc dọn dẹp, trông coi, bảo quản. Với các mẫu nhà thờ này thì khu vực thờ cúng tổ tiên sẽ được bố trí tại các gian giữa, còn 2 bên gian hồi là khu vực để ở. Tuy nhiên, thường thì nên xây dựng tách biệt nhà thờ họ với nhà ở trên 2 mảnh đất hoặc có thể nằm trong cùng khuôn viên đất của vị trưởng họ. Nhưng dù xây như thế nào vẫn cần đảm bảo nguyên tắc đăng đối qua trục thần đạo (trục tưởng tượng đi qua chính giữa nhà thờ)

3. Sự khác biệt trong kiến trúc nhà thờ họ giữa các vùng miền

Miền Bắc

Tại miền Bắc, nhà thờ họ thường được xây dựng theo kiến trúc cổ, có sự thống nhất về kích thước và tỷ lệ giữa các chi tiết như kèo, cột mái hay kìm nóc, đầu rộng.

Nhà thờ họ tiêu biểu ở miền Bắc
Nhà thờ họ tiêu biểu ở miền Bắc

Miền Trung

Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung thì nhà thờ họ lại được xây dựng cực kỳ đồ sọ, hoành tráng và có thể pha trộn cả kiến trúc các công trình tâm linh đình, chùa, phủ quan chúa ngày xưa,… Đặc biệt, nhà thờ họ miền Trung cũng rất chú trọng tới khuôn viên, tiểu cảnh.

Miền Nam

Trên thực tế ở miền Nam không có nhiều nhà thờ họ cho lắm do phần lớn dân cư thường là từ những vùng miền khác tới để lập nghiệp, sinh sống.

Trên đây là giới thiệu về kiến trúc nhà thờ họ tại Việt Nam hiện nay. Qua đó có thể thấy rằng, kiến trúc của công trình này rất đa dạng và độc đáo. Nhưng chung quy đều được xây dựng chỉn chu và mang ý nghĩa sâu sắc, thiêng liêng.

Tổng hợp các mẫu hang đá đẹp trong nhà thờ dịp Giáng Sinh

0
Mẫu hang đá làm từ rơm, cỏ
Mẫu hang đá làm từ rơm, cỏ

Đối với những người theo đạo Công giáo thì Giáng Sinh chính là dịp lễ quan trọng nhất trong năm vì đây là ngày kỷ niệm chúa Giê-su được sinh ra đời. Và cứ gần tới dịp Giáng Sinh thì các nhà thờ lại bắt đầu trang trí hang đá. Có rất nhiều cách trang trí hang đá đẹp từ đơn giản cho tới cầu kỳ phức tạp. Dưới đây là tổng hợp các mẫu hang đá đẹp trong nhà thờ bạn có thể tham khảo!

Khám phá các mẫu hang đá đẹp trong nhà thờ
Khám phá các mẫu hang đá đẹp trong nhà thờ

Hang đá trong nhà thờ là gì?

Để chào đón lễ Giáng Sinh – ngày chúa Giê-su ra đời thì tất cả các nhà thờ trên thế giới, thậm chí là cả những gia đình theo đạo Công giáo đều tất bật chuẩn bị mọi thứ. Trong đó, trang trí hang đá là một công việc được đánh giá là quan trọng nhất. Một số gia đình có thể tự làm các hang đá nhỏ tại nhà. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều thích tới hang đá của các nhà thờ hơn. Đó là bởi hang đá tại các nhà thờ thường rất lớn, được trang trí công phu và cực kỳ độc đáo.

Nguồn và và ý nghĩa của hang đá Giáng Sinh

Hang đá Giáng Sinh hay hang đá Bê-lem từ lâu đã được biết tới là biểu tượng quan trọng và không thể thiếu tại bất kỳ nhà thờ nào vào dịp lễ Noel. Mỗi nơi lại có cách trang trí riêng. Có nhà thờ sẽ sử dụng tre, nứa, gạch, đá,… để trang trí hang đá và kể lại một câu chuyện về đêm Chúa được ra đời. 

Có thể nói, hang đá chính là biểu tượng cho ngày Noel, giúp nhà thờ trong dịp lễ này trở nên sinh động hơn, đồng thời còn mang một ý nghĩa rất đặc biệt. 

Theo truyền thuyết xưa kể lại thì Con Thiên Chúa giáng trần đúng vào ngày lễ Giáng Sinh. Thế nhưng đêm này lại không hề vui vẻ, ấm cúng như nhiều người nghĩ mà bao trùm khắp không gian là một sự giá lạnh và tình cảnh khó khăn. Sở dĩ như vậy là bởi Neol chính là một ngày mùa đông và Đức Mẹ Maria đã hạ sinh Đức Chúa tại một hang đá nằm ngoài cánh đồng. Khi đó Đức Mẹ chỉ có thể lấy tạm chiếc tã cuốn Đức Chúa lại rồi đặt tại một máng cỏ. 

Hang đá trong nhà thờ có ý nghĩa sâu xa
Hang đá trong nhà thờ có ý nghĩa sâu xa

Tại gần đó là những mục đồng canh giữ đàn chiên thông báo tin cho thiên thần. Các thiên thần nhận được tin vội đi tìm và phát hiện ra Chúa. Lúc này tất cả mọi người đều cảm thấy vui mừng và trong Thiên cung cũng vang lên bài hát chúc mừng cho sự ra đời của Chúa.

Đồng thời, cũng bắt đầu từ năm 1921 trở đi, Giáo hoàng đã quy định cứ tới dịp Giáng Sinh mọi người sẽ phải trang trí hang đá để tưởng nhớ và tôn vinh sự ra đời của Chúa.

Các mẫu hang đá đẹp trong nhà thờ

Mẫu hang đá làm từ rơm, cỏ

Có không ít nhà thờ tại Việt Nam lựa chọn nguyên liệu là rơm và cỏ để làm hang đá. Đó là bởi vì truyền thuyết ngày xưa Chúa Giê-su đã được sinh ra ở trên hang đá gần cánh đồng và được đặt nằm trong một máng cỏ. Thường các nhà thờ sẽ dùng rơm, cỏ để phủ trang trí ở cửa hàng để tạo nên sự độc đáo, ấn tượng.

Mẫu hang đá làm từ rơm, cỏ
Mẫu hang đá làm từ rơm, cỏ

Mẫu hang đá bằng gỗ

Cũng có rất nhiều mẫu hang đá đẹp trong nhà thờ được làm bằng gỗ. Chất liệu gỗ rất dễ tìm kiếm và trang trí. Hơn nữa nó lại chắc chắn, có thể tái sử dụng nhiều lần nên khá tiết kiệm. Đặc biệt, với những hang đá có kích thước, diện tích lớn thì sử dụng gỗ để trang trí là thuận tiện nhất. 

Mẫu hang đá lớn bằng gỗ
Mẫu hang đá lớn bằng gỗ

Đặc biệt, với các hang đá ngoài trời thì làm bằng gỗ có độ an toàn cao, nhất là khi dựng cột, mái. Việc chạm khắc, trang trí trên gỗ khá đơn giản, có thể dễ dàng tạo ra các họa tiết tinh xảo. Bạn có thể chọn gỗ keo vừa bền vừa có giá thành tiết kiệm để trang trí.

Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách bố trí nội thất nhà thờ họ

Mẫu hang đá dựa trên khung cảnh tự nhiên

Nhắc tới các mẫu hang đá đẹp trong nhà thờ thì chắc chắn không thể bỏ qua các hàng đá được dựng dựa trên khung cảnh tự nhiên. Những hang đá này sẽ được đặt ngoài trời, xung quanh có cỏ cây, hồ nước nhân tạo bao bọc. Đây cũng là mẫu hang đá được nhiều người yêu thích nhất vì nó có tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao, mang lại cảm giác chân thực. Tuy nhiên, thường các nhà thờ có khuôn viên rộng mới có thể tạo nên mẫu hang đá này.

Mẫu hang đá dựa trên khung cảnh tự nhiên
Mẫu hang đá dựa trên khung cảnh tự nhiên

Hang đá có thác nước

Việc kết hợp hang đá với thác nước sẽ tạo nên một khung cảnh vừa tự nhiên lại nên thơ và thân thiện. Nhưng để có thể làm được mẫu hang đá này sẽ tương đối tốn công sức, thời gian. Bên cạnh đó cũng cần một không gian rộng rãi, thoáng đạt để bài trí. Còn nếu không thì có thể cân nhắc làm mẫu hang đá có thác nước nhỏ.

Hang đá có thác nước mang cảm giác gần gũi thiên nhiên
Hang đá có thác nước mang cảm giác gần gũi thiên nhiên

Hang đá làm từ các vật liệu đơn giản

Từ những vật liệu đơn giản, rẻ tiền và dễ tìm kiếm như: Tăm, bông, xốp, ống hút,… cũng có thể tạo nên mẫu hang đá Giáng Sinh đẹp, hút mắt. Chỉ cần có một chút khéo tay và biết sáng tạo, tận dụng những nguyên vật liệu là bạn đã có một hang đá đẹp trong ngày lễ quan trọng này rồi.

Hang đá làm từ các vật liệu đơn giản
Hang đá làm từ các vật liệu đơn giản

Hang đá mini để bàn

Ngoài mẫu hang đá lớn thì tại nhiều nhà thờ còn đặt cả hang đá mini để bàn. Các mẫu hang đá này có kích thước nhỏ nhưng lại rất đẹp, hút mắt. Bên cạnh đó, chi phí, thời gian, công sức làm hang đá mini để bàn cũng không quá lớn.

Mẫu hang đá mini để bàn đẹp
Mẫu hang đá mini để bàn đẹp

Hang đá tái hiện nơi chúa Jesus chào đời

Ngoài ra trong các mẫu hang đá đẹp trong nhà thờ còn phải kể tới hang đá tái hiện lại nơi chúa Giê-su đã ra đời. Khung cảnh được tái hiện lại y như mô tả trong Kinh thánh về nơi Chúa đã ra đời – đó là một hang đá nằm ở cánh đồng hoang sơ, xung quanh là rơm, cỏ như nhắc nhở mọi người về nguồn gốc của xây dựng và thiết kế hang đá.

Hang đá tái hiện nơi chúa Jesus chào đời
Hang đá tái hiện nơi chúa Jesus chào đời

Trên đây là các mẫu hang đá đẹp trong nhà thờ mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, vẫn còn có không ít mẫu hang đá ấn tượng khác. Bạn cũng có thể tự phát huy trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình để tạo ra mẫu hang đá riêng.

Xem thêm:

Chuông nhà thờ và những điều nhất định phải biết

0
Tìm hiểu các thông tin về chuông nhà thờ
Tìm hiểu các thông tin về chuông nhà thờ

Tiếng chuông đã trở thành một âm thanh quen thuộc của các nhà thờ. Tuy nhiên, nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa tiếng chuông nhà thờ với tiếng chuông chùa. Để hiểu rõ hơn về chuông nhà thờ cũng như ý nghĩa của mỗi tiếng chuông hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Tìm hiểu các thông tin về chuông nhà thờ
Tìm hiểu các thông tin về chuông nhà thờ

Chuông nhà thờ là gì? Làm bằng vật liệu nào?

Chuông là một vật có ý nghĩa quan trọng và linh thiêng xuất hiện tại mọi nhà thờ từ nhỏ tới lớn. Chất liệu thường được sử dụng để làm chuông nhà thờ là đồng được chế tác tinh xảo theo hình cái cốc úp ngược, bên trong rỗng và được gắn các quả lắc để khi gõ vào chuông có thể tạo ra âm thanh lớn và vang xa. 

Làm sao để phân biệt chuông nhà thờ với chuông chùa?

Trên thực tế, không chỉ tại các nhà thờ mà ngay cả các chùa, chuông cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy là sao để có thể phân biệt được chuông nhà thờ với chuông chùa? Bạn có thể dựa vào các yếu tố sau:

Hình dạng chuông 

Chuông nhà thờ với chuông chùa có sự khác biệt rất rõ ràng về hình dáng. Cụ thể, các loại chuông được đặt trong nhà thờ có hình dáng giống như một chiếc nón trụ với phần miệng phình dần ra, phần đỉnh nhỏ. Bên cạnh đó, quai của chuông cũng được đúc khá dày để đảm bảo khi treo chuông tạo sự chắc chắn, chịu được sức nặng của chuông. Ngoài ra, hình dáng của chuông đặt ở nhà thờ cũng thường ngắn hơn so với chuông chùa.

Chuông nhà thờ có hình dáng như một chiếc nón trụ và khá ngắn
Chuông nhà thờ có hình dáng như một chiếc nón trụ và khá ngắn

Hoa văn

Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa chuông nhà thờ với chuông chùa. Trên các mẫu chuông dành cho nhà thờ thường được chế tác ít hoa văn hơn so với chuông chùa. Bên cạnh đó, các hoa văn cũng đều liên quan tới Đạo giáo và quy trình chế tác rất công phu, phức tạp. Còn chuông chùa thì hoa văn nhiều và có liên quan tới Phật giáo.

Hình thức phát ra âm thanh

Âm thanh phát ra giữa chuông nhà thờ với chuông chùa cũng có sự khác nhau về hình thức. Cụ thể, chuông đặt tại nhà thờ tạo ra âm thanh bằng cách kéo quả lắc nằm bên trong chuông. Trong khi đó, chuông chùa lại phát ra âm thành bằng cách dùng dùi đánh ở bên ngoài chuông.

Thời gian đánh chuông

Thời gian đánh chuông tại nhà thờ và chùa cũng có sự khác nhau. Tại các nhà thờ, vào giờ kinh lễ sẽ rung mỗi lần 3 hồi chuông. Các giờ kinh lễ tại nhà thờ thường là vào lúc 04h00 sáng, 12h00 trưa và 17h00 chiều. Chuông được nhà thờ rung lên nhằm báo hiệu với giáo dân đã tới giờ làm lễ. Nhưng ở các chùa Việt Nam thì chuông sẽ được đánh vào mỗi sáng để thông báo tới giờ tụng kinh. 

Khám phá quy trình đúc chuông nhà thờ

Tiếp theo hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem để cho ra đời một chiếc chuông nhà thờ thì cần phải trải qua những công đoạn nào:

Bước 1: Lựa chọn vật liệu chế tác

Trước hết, muốn tạo nên một chiếc chuông đồng nhà thờ đẹp, có âm thanh ngân vang thì cần phải chọn được vật liệu chế tác chất lượng. Đó phải là loại đồng nguyên chất, càng ít lẫn tạp chất càng tốt. 

Đồng đỏ thường được chọn làm vật liệu đúc chuông

Đồng cũng có rất nhiều loại, trong đó đồng đỏ và đồng vàng là 2 loại đồng được sử dụng phổ biến nhất. Giá của đồng đỏ cao hơn so với đồng vàng. Vì thế cùng một mẫu chuông nhưng chuông đồng đỏ sẽ có giá bán cao hơn so với chuông đồng vàng. Tiếp theo các nghệ nhân chế tác chuông sẽ sử dụng vật liệu theo tỷ lệ chuẩn đã được tính toán.

Bước 2: Nặn khuôn, tạo mẫu chuông

Đây chính là công đoạn khó nhất khi chế tác chuông nhà thờ bởi nó đòi hỏi người nghệ nhân phải có kinh nghiệm và tay nghề vững. Có như vậy mới cho ra được một mẫu chuông đẹp, đảm bảo chất lượng, có âm thanh to, vang và rõ ràng. 

Khi tạo khuôn mẫu chuông có thể giúp nghệ nhân định hình được độ dày, kích thước và chiều cao của chuông. Quá trình tạo khuôn mẫu chuông thường sử dụng các vật liệu là đấy, trấu, giấy vó với bột chịu nhiệt. Hỗn hợp này sẽ được trộn theo tỷ lệ rồi tạo thành chuông và đen nung nóng trong nhiệt độ từ 700 – 1.000 độ C hoặc phơi khô trong khoảng 15 ngày.

Bước 3: Kỹ thuật đúc chuông

Kỹ thuật đúc chuông rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ, chất lượng và độ bền của chuông. Chuông sẽ phải đun ở nhiệt độ cao trong thời gian quy định. Bên cạnh đó, cần phải có một lò nung đúng kỹ thuật, cung cấp đủ nhiệt và phải đung trong vòng 10 – 12 tiếng liên tục để đồng có thể tan chảy hoàn toàn. 

Khi đồng đã tan chảy đến mức quy định thì nghệ nhân sẽ rót đồng vào khuôn ngay khi còn nóng. Quá trình rót đồng cũng đòi hỏi phải có chuyên môn, kinh nghiệm để đảm bảo rót đồng đều tay với số lượng vừa đủ khuôn, tránh làm đồng tràn ra ngoài. Sau khi rót đồng xong cần chờ khoảng 3 ngày để đồng khô thì mới có thể dỡ khuôn.

Bước 4: Vệ sinh, đánh bóng và làm màu

Cuối cùng các nghệ nhân sẽ dỡ khuôn chuông nhà thờ ra ngoài và sử dụng dụng cụ chuyên dùng để quét các vết bẩn bám trên bề mặt chuông. Sau đó là tiến hành chạm khắc hoa văn và đánh bóng. 

Quá trình đúc chuông đồng khá phức tạp
Quá trình đúc chuông đồng khá phức tạp

Quá trình chạm khắc hoa văn cũng mất rất nhiều thời gian và phải thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ, tập trung và tính toán cẩn thận để tạo ra những hoa văn tinh tế, liên kết, bố trí hài hòa với nhau.

Giá chuông nhà thờ bao nhiêu? 

Giá của chuông nhà thờ cụ thể bao nhiêu còn tùy thuộc vào chất liệu, kiểu dáng, kích thước chuông. Nhưng mức giá trung bình trên thị trường hiện nay thường dao động từ 350.000 – 450.000 VNĐ/kg. Mỗi đơn vị sẽ có mức báo giá khác nhau. Vì vậy, khi có nhu cầu mua bạn nên tham khảo báo giá của nhiều đơn vị để so sánh và chọn được nơi có mức giá tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin về chuông nhà thờ mà bạn nên biết. Đặc biệt, hãy phân biệt rõ sự khác nhau giữa chuông nhà thờ với chuông chùa để tránh nhầm lẫn. 

Top 10 nhà thờ Nam Định nổi tiếng, nhất định phải ghé thăm

0
Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai
Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai

Tại Nam Định có rất nhiều nhà thờ đẹp, nổi tiếng và thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Nếu bạn cũng có dịp tới Nam Định và muốn tìm hiểu thêm về các công trình mang ý nghĩa tâm linh cũng như có shoot ảnh đẹp thì cũng có thể ghé thăm các nhà thờ tại đây. Ngay trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn top 10 nhà thờ Nam Định đáng đến nhất!

Tòa giám mục Bùi Chu

Nhắc tới các nhà thờ nổi tiếng tại Nam Định thì chắc chắn không thể bỏ qua tòa giám mục Bùi Chu nằm tại xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường. Tòa giám mục này đã được xây dựng từ năm 1885, tới nay dù trải qua hơn 100 năm lịch sử, nhưng công trình vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn và mang một vẻ đẹp bề thế, uy nghiêm.

Tòa giám mục Bùi Chu thuộc xã Xuân Ngọc
Tòa giám mục Bùi Chu thuộc xã Xuân Ngọc

Tòa giám mục Bùi Chu có chiều dài khoảng 78m, rộng 22m và cao 15m. Công trình hiện không chỉ là nơi diễn ra các sự kiện tôn giáo quan trọng mà còn là một địa điểm tham quan, du lịch thu hút du khách gần xa.

Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai

Bên cạnh tòa giám mục Bùi Chu thì tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai hay nhà thờ Phú Nhai cũng là một điểm đến rất hấp dẫn. Theo các tài liệu ghi chép lại thì nhà thờ Nam Định này được xây dựng lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ 18. Từ đó tới nay nhà thờ đã trải qua tổng cộng 5 lần xây dựng và lần cuối cùng là vào năm 1933. 

Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai
Tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai

Diện tích của công trình khá lớn với chiều dài 80m, rộng 27m và cao 30m. Công trình gồm có 2 tòa tháp, mỗi tòa cao 44m và được xây dựng theo phong cách Gothic cổ điển, đầy uy nghiêm, bề thế và sang trọng.

Đền thánh Kiên Lao

Nếu bạn đang băn khoăn không biết Nam Định có nhà thờ nào đẹp, đáng ghé thăm thì có thể tham khảo đền thánh Thánh Gia hay còn gọi là đền thánh Kiên Lao. Công trình này hiện đang thuộc địa phận của xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường. Diện tích công trình tương đối lớn, gần bằng với tiểu vương cung thánh đường Phú Nhai. Cụ thể, công trình dài 75m, rộng 26m và cao 28m. Bên cạnh đó, đền thánh còn có tháp chuông cao tới 46m. 

Đền thánh Kiên Lao hay đền thánh Thánh Gia
Đền thánh Kiên Lao hay đền thánh Thánh Gia

Hai bên tòa giáo thánh còn được xây dựng hồ nước cùng các dãy đèn chiếu sáng vừa trang nghiêm nhưng cũng rất thơ mộng. Thiết kế của công trình có phần giống với giáo xứ Xuân Dương, nhất là ở phần khung cửa mái vòm cong và mái kiểu chóp nhọn.

Nhà thờ Nam Định – Trung Linh

Thêm một nhà thờ Nam Định nữa cũng rất nổi tiếng, đó là nhà thờ Trung Linh. Nhà thờ này cũng nằm ở xã Xuân Ngọc, Xuân Trường và chỉ cách tòa giám mục Bùi Chu khoảng 1.5km. Vì vậy, bạn có thể kết hợp tham quan 2 địa điểm này cùng lúc. 

Nhà thờ Nam Định – Trung Linh
Nhà thờ Nam Định – Trung Linh

Nhà thờ Trung Linh được xây dựng vào năm 1928 và có diện tích khá rộng. Với vẻ ngoài đã nhuốm màu thời gian lại càng khiến cho công trình thêm thu hút. Đây đã trở thành một trong các địa điểm lý tưởng nhất tại Nam Định cho các cặp đôi chụp ảnh cưới.

Giáo xứ Thánh Danh

Giáo xứ Thánh Danh từ lâu đã được biết tới là một công trình tôn giáo lớn và nổi tiếng thuộc địa phận xã Xuân Trung, Xuân Trường. Tại đây bạn có thể tìm thấy rất nhiều bức tranh trang trí đắp nổi mô tả lại các điển tích trong Kinh thánh. Đây cũng chính là điểm thu hút nhất của công trình này.

Giáo xứ Thánh Danh tại Xuân Trung, Xuân Trường
Giáo xứ Thánh Danh tại Xuân Trung, Xuân Trường

Nhà thờ Lớn Nam Định

Khi về với Nam Định bạn cũng có thể dành chút thời gian để ghé thăm nhà thờ Lớn Nam Định hay còn gọi là nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại số 16 Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, TP Nam Định. 

Nhà thờ Lớn Nam Định hay nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Nhà thờ Lớn Nam Định hay nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

Công trình này được xây dựng vào năm 1895, đã từng chứng kiến không ít thăng trầm, biến động của thành phố. Cho tới nay nhà thờ vẫn còn sừng sững, trở thành một trong các biểu tượng ý nghĩa của Nam Định. 

Nhà thờ Hưng Nghĩa

Nếu bỏ qua nhà thờ Nam Định này thì quả là đáng tiếc. Đây không chỉ là một địa điểm sinh hoạt của giáo dân địa phương mà từ lâu đã trở thành một trong những địa chỉ cực thu hút khách du lịch. Hiện nhà thờ Hưng Nghĩa đang tọa lạc tại xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu. công trình được xây dựng từ năm 1927 và trùng tu lại vào năm 2000 này mang một vẻ đẹp như tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ, đảm bảo là background lý tưởng cho bạn selfie, check-in.

Nhà thờ Hưng Nghĩa, Hải Hưng
Nhà thờ Hưng Nghĩa, Hải Hưng

Nhà thờ Xương Điền

Xương Điền là một nhà thờ giáo xứ lớn nằm tại vùng biển Giao Thủy, Hải Hậu, Nam Định. Nếu bạn có dịp ghé tới Nam Định thì có thể dừng chân check-in tại đây. Nhà thờ có kết cấu mái ngói, khung trần làm từ gỗ, mang lại cảm giác thân quen như những ngôi chùa Phật giáo thường gặp tại Việt Nam. Với sự kết hợp hài hòa giáo Công giáo – Phật giáo và phong cách Á – Âu đã mang lại nét độc đáo cho công trình này.

Nhà thờ Xương Điền, Giao Thủy
Nhà thờ Xương Điền, Giao Thủy

Nhà thờ Phú An

Phú An là nhà thờ thuộc giáo phận Bùi Chu và hiện đang tọa lạc tại địa chỉ số 67RJ+FG9, Cát Thành, Trực Ninh. Công trình được xây dựng từ khá sớm và trải qua nhiều mưa gió, thăng trầm lịch sử, thậm chí cả chiến tranh nên đã xuống cầm trầm trọng. Cũng vì vậy mà sau nhiều cân nhắc, nhà thờ Phú An đã được hạ giải để xây dựng mới vào năm 2007. Giờ công trình đã sở hữu một diện mạo khang trang và bề thế hơn rất nhiều.

Nhà thờ Phú An, Nam Định
Nhà thờ Phú An, Nam Định

Nhà thờ đổ Hải Lý

Đúng như tên gọi, nhà thờ Nam Định này đã đổ nát, hoang tàn, không còn được sử dụng nữa. Được thiết kế và xây dựng bởi kiến trúc người Pháp vào năm 1943 nên không bất ngờ khi công trình này lại mang đậm phong cách châu Âu. Mặc dù công trình không có bề dày lịch sử như nhiều nhà thờ khác nhưng do nằm gần biển, bị nước biển xâm nhập nên công trình xuống cấp khá nhanh. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà nó lại trở thành một địa điểm check-in khá độc đáo, đặc biệt của du khách gần xa khi tới với Nam Định.

Nhà thờ đổ Hải Lý, Nam Định
Nhà thờ đổ Hải Lý, Nam Định

Trên đây là top 10 nhà thờ Nam Định đẹp và nổi tiếng nhất hiện nay. Đây cũng chính là những địa điểm lý tưởng mà du khách không nên bỏ qua khi đến với tỉnh Nam Định.

Khám phá vẻ đẹp mộc mạc của nhà thờ đá Sapa

0
Nhà thờ đá Sapa đã có lịch sử lâu đời
Nhà thờ đá Sapa đã có lịch sử lâu đời

Từ lâu Sapa đã là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng tại Việt Nam nói chung và miền Bắc nước ta nói riêng. Nơi đây không chỉ có khí hậu mát mẻ, dễ chịu, phong cách đơn sơ, hữu tình mà còn có nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Tiêu biểu có thể kể tới nhà thờ đá Sapa. Để hiểu rõ hơn đây là công trình như thế nào? Có gì thu hút? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này!

nhà thờ Sapa
Khám phá vẻ đẹp của nhà thờ đá Sapa

Giới thiệu tổng quan về nhà thờ đá Sapa

Vị trí của nhà thờ

Nhà thờ đá Sapa hay nhà thờ đá cổ Sapa, nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi nằm ở khu vực khá đắc địa, gần quảng trường trung tâm thị trấn nên rất thuận tiện cho du khách ghé thăm. Đây là một công trình đã có nhiều năm lịch sử và mang một vẻ đẹp vừa thiêng liêng, cổ xưa và cũng vô cùng độc đáo.

Vị trí xây dựng nhà thờ khá rộng rãi và bằng phẳng. Do đó, việc di chuyển của du khách diễn ra rất dễ dàng. Xung quanh khu vực nhà thờ đá cũng khá sôi đồng, thường xuyên có các sự kiện văn hóa, hội họp và cả lễ hội của người dân địa phương. 

Mặc dù công trình đã được xây dựng nhiều năm nhưng nhờ chính quyền địa phương tích cực trong công tác bảo vệ, giữ gìn và trùng tu nên vẫn giữ được nguyên trạng. 

Lịch sử xây dựng nhà thờ

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại thì nhà thờ đá Sapa được xây dựng vào năm 1926 và tới năm 1935 thì chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng. Ngay lập tức, công trình này đã trở thành một trong các biểu tượng đặc trưng cho thị trấn sương mờ phía Bắc này. Thậm chí, cho tới ngày nay, khi nhắc tới nhà thờ nhiều người cũng đều nghĩ ngay tới thị trấn Sapa. 

Nhà thờ đá Sapa đã có lịch sử lâu đời
Nhà thờ đá Sapa đã có lịch sử lâu đời

Hàng ngày, tại khu vực nhà thờ đều xuất hiện rất nhiều du khách ghé thăm cùng các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của người dân địa phương. Vì vậy, không khí luôn sôi động và náo nhiệt. 

Công trình được thiết kế và giám sát xây dựng bởi kiến trúc sư người Pháp. Cũng vì vậy mà có thể dễ dàng nhận thấy nhà thờ mang đậm vẻ đẹp phong cách Gothic – một phong cách kiến trúc nổi tiếng, thường xuất hiện ở các công trình lớn của Pháp. 

Nhà thờ đá cổ Sapa có gì hút du khách?

Hướng nhà thờ mang ý nghĩa thiêng liêng

Bất kỳ du khách nào khi đến với Sapa cũng đều không quên ghé thăm nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi. đó là bởi công trình này có rất nhiều điểm thu hút. Đầu tiên, đó là hướng xây dựng nhà thờ. 

Nhà thờ được xây dựng theo hướng Đông – hướng mặt trời mọc. Mục đích là để giúp nhà thờ có thể đón nhận được ánh sáng mặt trời và nguồn năng lượng tích cực mà Thiên Chúa ban tặng. Trong khi đó, cuối nhà thờ thì hướng về hướng Tây – hướng mà tướng Kito đã được sinh ra và trưởng thành.

Kiến trúc Gothic cổ điển, hoành tráng

Đây là một công trình được xây dựng rất kỳ công. Đặc biệt, với vật liệu chính được sử dụng là đá kết hợp với kỹ thuật xây dựng thời xưa đã tạo nên một diện mạo công trình vừa độc đáo, vừa hoang sơ, mộc mạc nhưng cũng cực kỳ đồ sộ, hoành tráng. Các phiến đá được liên kết với nhau bởi vôi, cát và mật mía. Chỉ như vậy nhưng nó cũng đã đứng vững gần trăm năm giữa đất trời Sapa.

nhà thờ đá kiến thức Gothic
Công trình được làm chủ yếu bằng đá theo kiến trúc Gothic

Diện tích của nhà thờ đá Sapa vào khoảng trên 6.00m2, được chia thành nhiều phòng và khu vực khác nhau.

Càng đi sâu khám phá nhà thờ bạn sẽ càng cảm thấy bất ngờ và choáng ngợp bởi công trình được xây dựng cực kỳ đồ sộ, quy mô và hoa mỹ nhờ phong cách kiến trúc Gothic La đậm chất châu Âu kết hợp với sự tỉ mỉ, dụng tâm trong từng chi tiết thiết kế, dù là nhỏ nhất. 

Mái vòm độc đáo

Phần mái vòm của nhà thờ đá Sapa cũng rất ấn tượng. Với phần mới ngói đỏ ốp theo hình tam giác, trong khi 2 bên rìa của mái lại có dáng thẳng đơn giản đã tạo nên một vẻ đẹp độc đáo, mới lạ. Phần trần nhà được làm bằng rơm và liên tục được thay mới cũng là một điểm khác biệt so với các công trình nhà thờ khác.

Gác chuông của nhà thờ được làm từ các vật liệu quen thuộc là rơm, vôi và sắt. Thế nhưng cho tới giờ nó vẫn còn được bảo tồn nguyên trạng và chưa từng tu sửa lần nào dù đã gần 100 năm sử dụng.

Màu sơn cùng các chi tiết khác

Toàn bộ không gian bên trong nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi đều được sơn màu trắng mang lại vẻ đẹp vừa sang trọng, lịch sự đồng thời còn tạo cảm giác mát mẻ, rộng rãi và thông thoáng hơn. Ở hai bên tường được ốp gỗ nhằm mục đích bảo vệ và dễ dàng vệ sinh. Dọc hai bên tường là các ô cửa sổ được ốp bằng kính đầy màu sắc với họa tiết độc đáo để trang trí, tạo nên một vẻ đẹp vừa nghệ thuật lại rất Tây. 

nhà thờ đá Sapa
Không gian bên trong nhà thờ đá Sapa

Mặc dù hầu hết công trình đều được làm từ đá đẽo nhưng riêng phía tường bên phải thánh giá lại chà nhám tựa nhũ đá đang chảy xuống đã tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho nhà thờ.

Khuôn viên nhà thờ đá Sapa

Như đã nói, nhà thờ đá Sapa có tổng diện tích khá lớn, lên tới 6.000m2. Vì vậy, nơi đây ngoài nhà thờ còn có khuôn viên cùng nhiều khu vực khác khá rộng rãi. Ví dụ như khu nhà thờ, nhà của thầy tu, khu vườn Thánh, nhà thiên thần, khu chăn nuôi, sân trước,… 

Trong đó, nhà thiên thần có một tầng hầm và 3 tầng trên được sử dụng để đón tiếp khách khứa, cứu chữa cho những người bị bệnh,… Còn khu vườn Thánh là nơi tham quan cũng khá lý tưởng. Tại nơi này có 2 ngôi mộ và 5 cây Kháo Vàng, trong đó có 4 cây mọc trên đá đã nhiều năm tuổi

Khu nhà thờ cũng có diện tích khá rộng, lên tới 500m2 và được chia làm 7 gian. Bên trong còn có cả tháp chuông cao 20m, quả chuông cao 1,5m và năng 500kg. Quả chuông này được đúc vào năm 1932 và có tiếng vang lớn, cách xa khoảng 1km vẫn còn nghe thấy rõ ràng. Trên bề mặt chuông có ghi lại nhiều thông tin liên quan. Giá đỡ chuông được làm từ gỗ Pơmu tự nhiên tới nay vẫn còn nguyên vẹn.Trên đây là giới thiệu chi tiết về nhà thờ đá Sapa. Nếu có dịp tới thị trấn du lịch này bạn đừng quên ghé thăm và check-in tại nhà thờ.

Nhà thờ Phát Diệm – Khám phá quần thể nhà thờ đá hơn 120 năm tuổi

0
Quần thể nhà thờ Phát Diệm
Quần thể nhà thờ Phát Diệm

Tại Việt Nam có rất nhiều công trình, di tích lịch sử nổi tiếng, đã có hàng trăm năm tuổi nhưng vẫn được lưu giữ, bảo tồn tới ngày nay, một trong số đó phải kể tới nhà thờ Phát Diệm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về lịch sử và kiến trúc của công trình này. Nếu bạn cũng vậy thì có thể tham khảo bài viết sau!

nhà thờ đá Phát Diệm
Khám phá công trình nhà thờ đá Phát Diệm

Giới thiệu sơ lược về nhà thờ Phát Diệm

Nhà thờ phát Diệm hay tên gọi đầy đủ là nhà thờ chính tòa Phát Diệm là một quần thể nhà thờ Công giáo được làm từ đá. Tổng diện tích của quần thể này lên tới 2hha. Hiện nhà thờ đang tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. 

Theo các tài liệu lịch sử ghi lại thì nhà thờ được bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 1875 và tới năm 1899 mới hoàn thành. Nhà thờ lớn được đặt tại trung tâm của công trình và hiện là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Phát Diệm miền Bắc Việt nam. Công trình này được hoàn thành vào năm 1891. 

Ngoài tuổi đời hàng trăm năm thì nhà thờ Phát Diệm nổi tiếng còn nhờ vào sự độc đáo trong thiết kế và vật liệu xây dựng. Toàn bộ quần thể nhà thờ đều được xây dựng bằng đá và gỗ theo kiến trúc cổ Việt Nam với các đình, đền, chùa, cung điện truyền thống vô cùng đồ sộ, hoành tráng. 

Quần thể công trình xây dựng từ năm 1875
Quần thể công trình xây dựng từ năm 1875

Người khi ấy đã đứng ra xây dựng quần thể nhà thờ này là linh mục Phêrô Trần Lục, linh mục Địa phận Tây Đàng Ngoài cùng với một nhà lãnh đạo cộng đồng địa phương.

Mặc dù khi xây dựng nhà thờ là giữa thế kỷ 19, trình độ kỹ thuật còn hạn chế, giao thông bất tiện. Thế nhưng, công trình vẫn rất chỉn chu, tráng lệ và trụ vững sau hàng hơn trăm năm. 

Hiện công trình này đã hoàn tất hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đồng thời, nhà thờ Phát Diệm cũng được báo chí trong và ngoài nước đánh giá cao, bình chọn là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.

Kiến trúc của nhà thờ Phát Diệm

Tổng quan kiến trúc

Công trình quần thể nhà thờ đá Phát Diệm gồm có các phần: 

  • 1 nhà thờ lớn
  • 5 nhà thờ nhỏ (trong đó có 1 nhà thờ xây hoàn toàn bằng đá tự nhiên nên gọi là nhà thờ đá)
  • 1 phương đình (tháp chuông)
  • 3 hang đá nhân tạo
  • Ao hồ

Nếu tới thăm công trình này và đi vào từ hướng Nam bạn sẽ lần lượt bắt gặp ao hồ, phương đình, nhà thờ lớn, 4 nhà thờ bên, 3 hang đá và nhà thờ đá. 

Quần thể nhà thờ Phát Diệm
Quần thể nhà thờ Phát Diệm

Có thể coi nhà thờ Phát Diệm là đình chùa bởi ngay từ khi xây dựng linh mục Phêrô Trần Lục đã mong rằng có thể thông qua công trình để phản ánh được sự hòa hợp cũng như hội nhập giữa đạo Công giáo cùng với các tôn giáo khác tại Việt Nam và văn hóa kiến trúc của dân tộc.

Khám phá chi tiết kiến trúc 

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về quần thể nhà thờ Phát Diệm chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn kiến trúc từng phần của công trình này. Cụ thể: 

nhà thờ Phát Diệm
Không gian nhà thờ lớn trong nhà thờ Phát Diệm
  • Ao hồ: Là một hồ nước lớn có tổng diện tích khoảng 4ha, hình chữ nhật, nằm ngay tại con đường từ thị trấn dẫn tới nhà thờ. Ao hồ có kè đá xung quanh và ở giữa nổi lên một hòn đảo với bức tượng chúa Giê-su lớn rất hút mắt
  • Phương đình: Đây là công trình có chiều dài 24m, rộng 17m và cao lên tới 25m, được chính thức hoàn thành vào năm 1899. Công trình gồm có 3 tầng và được tạo nên từ các khối đá phiến. Trong đó, tầng lớn nhất là tầng dưới cùng bằng đá xanh. Điểm độc đáo của công trình này đó là ở 4 đỉnh tháp xuất hiện pho tượng của 4 vị Thánh Sử với những đường nét, tư thế khiến chúng ta dễ dàng liên tưởng tới các đền chùa tại Việt Nam. Tại chính giữa phương đình đặt một chiếc sập bằng đá nguyên khối và phía trong là những bức phù điêu đá được chạm khắc chúa Giê-su cùng các vị thánh. Lên tới tầng thứ 2 của phương đình bạn sẽ bắt gặp một chiếc trống lớn. Còn ở tầng 3 lại treo một quả chuông được đúc năm 1890 với đường kính 1.1m, cao 1.4m và năng khẳng gần 2 tấn. Mái của phương đình nhà thờ không cao vút mà cong cong cổ kính giống mái đình, chùa Việt
  • Nhà thờ lớn: Năm 1891 nhà thờ lớn chính thức hoàn thành và được đặt tước hiệu là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi. Ngày nay nơi đây trở thành nhà thờ chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. công trình này có diện tích khá lớn với chiều dài là 74m, rộng 21m, cao 15m với tổng cộng 5 lối vào. Lối nào cũng đều có vòm đá chạm trổ tinh tế. Nhà thờ lớn có 4 mái, 6 hàng cột gỗ lim nguyên khối với tổng cộng 48 cột, trong đó 2 hàng cột ở giữa có chu vi 2.35m, cao 11m và nặng chừng 10 tấn. Ở gian thượng được đặt một bàn thờ lớn làm từ đá nguyên phối dài 3m, rộng 0.9m, cao 0.8m và nặng 20 tấn. Cả mặt trước lẫn mặt bên của bàn thờ đều được dày công chạm trổ các loại hoa biểu tượng cho 4 mùa xuân – hạ – thu – đông rất tinh tế. Ngoài ra, tại 2 bên nhà thờ còn có 4 nhà thờ nhỏ là các nhà nguyện đứng độc lập, gồm:
  • Hướng Đông Bắc: Nhà thờ Trái Tim Chúa Giêsu (1889)
  • Hướng Đông Nam: Nhà thờ Thánh Rôcô (1895)
  • Hướng Tây Nam: Nhà thờ Thánh Giuse (1896) 
  • Hướng Tây Bắc: Nhà thờ Thánh Phêrô (1896)
  • 3 hang đá nhân tạo: Đều nằm ở phía Bắc của nhà thờ và làm từ các khối đá tự nhiên. Tại mỗi hang đá đều xuất hiện các bức tượng lớn
  • Nhà thờ đá: Được phong tước hiệu là Nhà nguyện Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ và chính thức xây dựng năm 1883, đồng thời cũng là nhà thờ đá đầu tiên xây dựng trong quần thể này. Nhà thờ này được đặt tại hướng Tây Bắc và được làm toàn bộ bằng chất liệu đá. Đi vào trong nhà thờ đá bạn sẽ bắt gặp các bức phù điêu được chạm trổ tinh tế, nhất là các bức phù điêu tứ quý tùng – mai- cúc – trúc

Trên đây là thông tin chi tiết về nhà thờ Phát Diệm. Nếu bạn có điều kiện có thể tới Ninh Bình để thăm công trình kiến trúc lịch sử này. 

Tổng hợp các mẫu thiết kế nhà thờ đẹp đơn giản, uy nghiêm

0
Nhà thờ họ có vai trò quan trọng với mỗi dòng họ
Nhà thờ họ có vai trò quan trọng với mỗi dòng họ

Nhà thờ là một trong các công trình quan trọng và ý nghĩa bậc nhất đối với các dòng họ. Vì vậy việc thiết kế và xây dựng nhà thờ luôn được cả dòng họ chú trọng. Hiện nay, có rất nhiều mẫu nhà thờ đẹp đơn giản nhưng ý nghiêm. Tiêu biểu có thể kể tới các mẫu nhà thờ dưới đây!

Tổng hợp các mẫu nhà thờ đẹp đơn giản

Nếu bạn đang có ý định xây dựng nhà thờ họ thì có thể tham khảo một số mẫu nhà thờ đẹp dưới đây của các dòng họ tại Việt Nam:

Nhà thờ họ 3 gian tại Việt Nam
Nhà thờ họ 3 gian tại Việt Nam
Mẫu nhà thờ đẹp đơn giản với bậc thang đá dài
Mẫu nhà thờ đẹp đơn giản với bậc thang đá dài
Nhà thờ 3 gian 2 dĩ đơn giản
Nhà thờ 3 gian 2 dĩ đơn giản
Nhà thờ 8 mái với thiết kế 2 tầng mái độc đáo
Nhà thờ 8 mái với thiết kế 2 tầng mái độc đáo
Mẫu nhà thờ đẹp, hợp phong thủy
Mẫu nhà thờ đẹp, hợp phong thủy

Nhà thờ họ là gì?

Nhà thờ họ hay từ đường, nhà thờ tộc, nhà thờ là nơi được xây dựng để thờ phụng, tưởng nhớ tới tổ tiên, những người đã khuất trong dòng họ. Đồng thời, đây còn là nơi sinh hoạt, tụ họp của cả một dòng họ. Công trình tín ngưỡng này có ý nghĩa rất quan trọng với cả một dòng họ, chứ không đơn giản chỉ là một nhánh hay một chi. 

Vai trò của nhà thờ đối với các dòng họ

Đối với mỗi dòng họ, nhà thờ chính là một công trình mang tính tâm linh, biểu tượng. Nơi đây chủ yếu được dùng để thờ cúng tổ tiên của dòng họ. Bên cạnh đó, nhà thờ còn lưu giữ cả gia phả của dòng họ từ đời này qua đời khác. 

Tại các khu vực trung du miền núi phía Bắc, Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, việc xây nhà thờ họ để thờ cúng tổ tiên đặc biệt được chú trọng. Khi đời sống vật chất ngày một đầy đủ thì con người lại càng quan tâm hơn đời sống tinh thần, tâm linh. Và việc xây nhà thờ đẹp để thờ cúng tâm linh, mong tổ tiên yên nghỉ, phù hộ cho con cháu chính là một cách để gửi gắm tinh thần, hy vọng và hướng về nguồn cội. 

Nhà thờ họ có vai trò quan trọng với mỗi dòng họ
Nhà thờ họ có vai trò quan trọng với mỗi dòng họ

Ý nghĩa của nhà thờ họ

Mỗi dòng họ tại mỗi địa phương, đặc biệt là ở khu vực Trung và Bắc Bộ đều xây dựng nhà thờ riêng của mình. Đây sẽ trở thành nơi để lưu giữ gia phả gốc và bản sắc phong, dòng văn tự cổ, bài vị tổ tiên,… của dòng họ. Có thể nói, tất cả những kỷ vật, di vật quý giá của dòng họ đều sẽ được lưu giữ tại đây. 

Đồng thời, vào các dịp cố định, đặc biệt, con cháu dòng họ từ khắp nơi sẽ cùng nhau tụ họp để thờ cúng ông bà, tổ tiên,… thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn, sự kính trọng và hiếu đạo với tổ tiên. Bên cạnh đó, nhà thờ cũng trở thành nơi để thờ cúng các danh nhân và ghi danh những ai hùng đã có công với đất nước trong dòng họ. 

Người Việt cũng tin rằng, xây dựng nhà thờ họ càng chỉn chu, uy nghiêm, vững chãi để thờ cúng thì ông bà ở dưới suối vàng cũng có thể yên nghỉ và bảo vệ, phù hộ độ trì, mang lại nhiều may mắn cho con cháu. 

Nhà thờ họ có ý nghĩa rất lớn lao
Nhà thờ họ có ý nghĩa rất lớn lao

Vì vậy, nhà thờ họ luôn mang một ý nghĩa tâm linh và nét truyền thống văn hóa tốt đẹp. Khuyên dạy, nhắc nhở con cháu phải biết gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ông cha, tổ tiên đã để lại.

Những điều cần chú ý khi thiết kế, xây dựng mẫu nhà thờ đẹp đơn giản

Như đã nói, nhà thờ đối với mỗi dòng họ đều có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, khâu thiết kế và xây dựng cần phải đặc biệt chú ý. Nhà thờ có thể không cần quá to lớn, bề thế, được xây dựng cầu kỳ hoành tráng nhưng cần phải xuất phát từ tấm lòng thành của con cháu và đảm bảo yếu tố phong thủy. Cụ thể:

  • Các mẫu nhà thờ đẹp, đơn giản, có diện tích nhỏ phần lớn đều sẽ thiết kế theo dạng chữ “Đinh”
  • Nội thất nhà thờ đảm bảo được bố trí khoa học, đầy đủ, tiện nghi. Kích thước đồ nội thất phù hợp với tổng thể không gian. Dù là nhà thờ nhỏ cũng phải đảm bảo có: Bát hương, bàn thờ hoặc hương án, lư hương, đôi hạc, hoành phi, câu đối, cửa võng. Nếu diện tích vẫn còn, không gian vẫn rộng thì có thể thêm vào một số chi tiết khác
  • Ban thờ cụ tổ phải được đặt ở gian giữa, vị trí cao nhất, sau đó là ban thờ của các vị gia tiên được sắp xếp theo thứ tự vai vế từ trên xuống dưới hoặc có thể đặt đăng đối ở các gian 2 bên nhà thờ
  • Độ nội thất không nên có kiểu dáng quá cầu kỳ, phức tạp vì có thể dễ khiến không gian trở nên chật chội và nặng nề
  • Không gian bên ngoài nhà thờ cũng cần được chú ý. Một mẫu nhà thờ đẹp không chỉ có nội thất đẹp mà ngoại thất cũng phải chỉn chu. Có thể thêm vào tiểu cảnh, sân, vườn để nhà thờ thêm phần uy nghiêm, thanh bình và thoáng mát. Hoặc cũng có thể bố trí cây lớn phía sau, hồ nước, bể cá phía trước nhà thờ họ để tạo thế “tọa sơn hướng thủy”
  • Phong cách thiết kế nhà thờ đẹp rất đa dạng, có thể chọn nhà thờ có hậu cung hoặc không, nhà thờ có mặt bằng chữ “Đinh”, chữ “Công”, chữ “Quốc”, chữ “Nhị”, chữ “Nhất”, nhà thờ với cổng tam quan đá, nhà thờ 2 mái, 4 mái, 8 mái, nhà thờ 3 gian, 5 gian,…

Hướng và thế đất xây nhà thờ đẹp, chuẩn phong thủy

Khi xây nhà thờ tốt nhất nên chọn thế đất “tọa sơn hướng thủy”, tức lưng dựa núi, mặt hướng sông. Hoặc cũng có thể chọn xây nhà thờ tại nơi có nền đất phía trước thấp hơn so với phía sau để mang lại vượng khí, may mắn, tài lộc cho con cháu.

Nên chọn hướng và thế khi xây dựng nhà thờ
Nên chọn hướng và thế khi xây dựng nhà thờ

Ngoài thế đất thì hướng xây nhà thờ cũng quan trọng không kém. Nên chọn xây nhà thờ theo hướng Nam vì trong quan niệm phong thủy của người Việt đây là hướng tốt, mát mẻ, có thể cân bằng âm dương, phong thủy.

Tuy nhiên, cũng cần quan tâm tới cả tuổi của trưởng tộc khi xây nhà thờ để tránh phạm vào hướng xấu.

Trên đây là các mẫu nhà thờ đẹp đơn giản nhưng uy nghiêm. Nếu dòng họ bạn đang có ý định xây nhà thờ thì có thể tham khảo các mẫu nhà thờ này và đừng quên những lưu ý chúng tôi chia sẻ.

Nhà thờ Đức Bà Paris – Vẻ đẹp tiêu biểu cho phong cách Gothic cổ điển

0
Nhà thờ Đức Bà Paris sở hữu vẻ đẹp tráng lệ
Nhà thờ Đức Bà Paris sở hữu vẻ đẹp tráng lệ

Tại châu Âu có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, ví dụ như Bảo tàng Louvre, Khải Hoàn Môn, tháp Eiffel,… và cả nhà thờ Đức Bà Paris. Đây là một công trình mang đậm vẻ đẹp Gothic cổ điển và dấu ấn lịch sử. Để hiểu rõ hơn về nhà thờ lớn này hãy cùng chúng tôi khám phá ngay sau đây!

Khám phá vẻ đẹp hoa lệ của nhà thờ Đức Bà Paris
Khám phá vẻ đẹp hoa lệ của nhà thờ Đức Bà Paris

Giới thiệu tổng quan về nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris trong tiếng Pháp là Notre Dame Cathedral Paris. Đây là một công trình tôn giáo rất có ý nghĩa và đã được xây dựng từ cuối thế kỷ 12, nằm tọa lạc bên sông Seine yên bình, thuộc đảo Cité của thủ đô Paris, nước Pháp. Tuy nhiên, công trình này đã từng bị hủy hoại một lần vào những năm 1789 thuộc cuối thế kỷ 18. Sau đó nhà thờ đã được trùng tu lại dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư nổi tiếng thời bấy giờ là Eugène Viollet-le-Duc. Cuộc trung tu kéo dài tới cuối thế kỷ 19 mới hoàn thành.

Cách đây không lâu, nhà thờ Đức Bà Paris lại tiếp tục trải qua một vụ hỏa hoạn nhưng may mắn không bị hủy hoại nghiêm trọng như lần đầu tiên và đã nhanh chóng được chính phủ Pháp “tái sinh” lại.

Có thể nói, đối với nước Pháp, công trình này chính là một biểu tượng kiến trúc và văn hóa, một chứng nhân lịch sử đã chứng kiến bao thăng trầm mà quốc gia này đã đi qua. Cho tới nay, đã gần nghìn năm công trình này vẫn còn sừng sững với vẻ đẹp đầy tinh xảo, cổ kính, khiến bất kỳ du khách nào tới thăm cũng đều phải choáng ngợp. 

Nhà thờ Đức Bà Paris sở hữu vẻ đẹp tráng lệ
Nhà thờ Đức Bà Paris sở hữu vẻ đẹp tráng lệ

Người dân Paris luôn coi nhà thờ như trái tim và linh hồn của thành phố. Đây là công trình mang tính biểu tượng mang đậm vẻ đẹp của kiến trúc Pháp thế kỷ XIII, đồng thời cũng giúp đất nước này thu hút tới hàng chục triệu du khách ghé thăm mỗi năm.

Địa chỉ nhà thờ Đức Bà Paris: Số 6 Rue du Cloître Notre-Dame, Paris, Pháp.

Khám phá những nét độc đáo, thu hút du khách của nhà thờ Đức Bà Paris

Mặc dù nước Pháp có rất nhiều công trình nổi tiếng và lâu đời nhưng nhà thờ Đức Bà Paris vẫn luôn là một điểm đến đặc biệt, thu hút đông đảo du khách tìm tới. Đó là bởi công trình này sở hữu những nét kiến trúc vô cùng độc đáo, đặc biệt. 

Đi từ phía Tây của nhà thờ, tức mặt tiền bạn có thể bắt gặp ngay 3 cổng vòm cực lớn cùng với 2 tháp chuông cao tới 69m đầy nguy nga, đồ sộ. Phía trên cổng là một quần thể tượng Kings Gallery với tổng cộng 28 bức, được bố trí rải rác nhưng rất có quy luật. 

Thiết kế cổng vòm của nhà thờ Đức Bà Paris
Thiết kế cổng vòm của nhà thờ Đức Bà Paris

Chiều dài của mặt tiền công trình lên tới 128m và được điêu khắc, trạm trổ các họa tiết, hình ảnh vô cùng tinh tế. Chỉ riêng tham quan, ngắm nhìn, selfie tại khu vực mặt tiền nhà thờ đã có thể tốn của bạn kha khá thời gian rồi.

Còn ở phía sau của nhà thờ là một tòa tháp lớn, cao khoảng 90m kết hợp cùng các cột đỡ mái và tường. Đặc biệt, tại khu vực gần phần sống gỗ còn có các bức tượng của 12 tông đồ bằng đồng cực kỳ độc đáo, ấn tượng. 

Trước đây khi tới du lịch, tham quan tại nhà thờ Đức Bà Paris bạn có thể leo lên 2 tòa tháp của nhà thờ. Có tổng cộng 387 bậc thang. Đây sẽ là một cuộc kiểm tra sức khỏe lẫn tính kiên nhẫn của bạn. Tuy nhiên, khi đã leo lên tới đích đảm bảo bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn đáng giá bởi đập vào mắt bạn sẽ là toàn bộ khung cảnh lộng lẫy, hoa lệ của thành phố lãng mạn – Paris. Từ đây bạn có thể dễ dàng ngắm nhìn đền thờ Pantheon, tháp Saint-Sulpice,bảo tàng Louvre hay tháp Eiffel,… cùng cả các máng xối nước đầy mạnh mẽ. Giá vé để leo lên bậc thang 2 tòa tháp chuông này là khoảng 8.5 Euro.

Chuyển sang khu vực phía Nam của nhà thờ bạn sẽ đi qua một cầu thang để ghé thăm “Emmanuel”. Đây chính là chiếc chuông có kích thước lớn nhất trong tổng số 10 chiếc chương đang có tại nhà thờ. Theo kích thước đo đạc được thì tháp chuông cao khoảng 225 feet và được coi là biểu tượng thể hiện cho hình ảnh được nhắc tới trong tác phẩm kinh điển của đại văn hào Victor Hugo – “”Thằng gù Nhà thờ Đức Bà”. Đồng thời, đứng tại tháp chuông bạn cũng có thể ngắm được cảnh đẹp của thủ đô Paris tấp nập. Nhưng đương nhiên bạn cũng sẽ phải trả phí để thăm quan tháp chuông này.

Quả chuông lớn tại nhà thờ Đức Bà Paris
Quả chuông lớn tại nhà thờ Đức Bà Paris

Bên trong nhà thờ Đức Bà Paris cũng cực kỳ ấn tượng. Mỗi một chi tiết trong nhà thờ đều có thể gây ấn tượng mạnh với mỗi du khách. Cụ thể, phần trần nhà được thiết kế cực kỳ lộng lẫy, các khung cửa kính nhiều sắc màu – đặc trưng cho kiến trúc Gothic chính là một điểm nhấn rất đáng chú ý. Những khung cửa này đã được chế tác từ thế kỷ 13 và cho tới nay vẫn được giữ nguyên vẹn dù thành phố đã trải qua rất nhiều thăng trầm và biến động lịch sử. Bên cạnh đó, nhà thờ còn lưu giữ lại rất nhiều vật phẩm lịch sử, thánh tích thiêng liêng, ví dụ như vương miện, thập tự, các bản viết tay,… Trong đó có không ít vật phẩm được chế tác từ vàng hay kim loại quý. 

Trần nhà thờ cũng được thiết kế rất ấn tượng
Trần nhà thờ cũng được thiết kế rất ấn tượng

Khi đi dạo quanh nhà thờ bạn cũng còn có thể khám phá thêm rất nhiều điều thú vị khác. Bởi xung quanh nhà thờ đều có những bức tượng trông thì rất đáng sợ nhưng lại có ý nghĩa sâu xa. Những bức tượng này không chỉ được đặt để xua đuổi linh hồn quỷ dữ mà còn là các đường ống dẫn và xả nước để tránh tình trạng nước mưa không thoát được đọng lại gây hư hại tới công trình.

Có thể nói, nhà thờ Đức Bà Paris là một công trình cổ mang đậm dấu ấn về văn hóa, kiến trúc đồng thời cũng là biểu tượng, linh hồn của thành phố, điểm tựa tinh thần của người dân Paris. Vì vậy, nếu có dịp đến với thành phố Paris hoa lệ bạn đừng quên ghé thăm nơi đây. Đảm bảo bạn sẽ có những kỷ niệm đáng nhớ cũng như những bức ảnh lưu niệm đẹp mê hồn.

Khám phá vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ Lớn Hà Nội

0
Rất nhiều giáo dân tới đây làm lễ
Rất nhiều giáo dân tới đây làm lễ

Mặc dù diện tích thủ đô Hà Nội không quá lớn nhưng lại hội tụ rất nhiều công trình cổ kính, thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Trong đó tiêu biểu có thể kể đến nhà thờ Lớn Hà Nội. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều đã có dịp được đến thăm công trình này. Nếu bạn cũng vậy thì hãy cùng chúng tôi khám phá để hiểu rõ hơn vẻ đẹp của nhà thờ Lớn!

Khám phá vẻ đẹp nhà thờ Lớn Hà Nội
Khám phá vẻ đẹp nhà thờ Lớn Hà Nội

Giới thiệu tổng quan về nhà thờ Lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội hiện đang tọa lạc tại địa chỉ số 40 Nhà Chung, Hoàn Kiếm. Đây cũng là điểm giao của 3 con phố lớn, đó là Nhà Chung, Lý Quốc sư và Nhà Thờ. Công trình này được biết tới là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội và thường xuyên diễn ra các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân Công giáo thuộc giáo xứ chính tòa cũng như toàn tổng giáo phận.

Công trình này thu hút được đông đảo du khách, người dân địa phương và cả các giáo dân tìm tới không chỉ bởi ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng mà còn bởi kiến trúc độc đáo cùng những câu chuyện lịch sử của nó. 

Công trình nhuốm đẫm dấu ấn thời gian
Công trình nhuốm đẫm dấu ấn thời gian

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại thì nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng từ thời Pháp thuộc với lối kiến trúc mô phỏng theo công trình nhà thờ Đức Bà Paris. Bên cạnh đó, cũng có một số tài liệu cho biết, mảnh đất xây dựng nhà thờ Lớn trước đó chính là nơi tạo lạc của ngôi chùa cổ Báo Thiên có tuổi thọ hơn 800 năm. Tuy nhiên, chính quyền Pháp đã quyết định tháo dỡ ngôi chùa này để xây dựng nhà thờ. Mặc dù thế nhưng kiến trúc của 2 công trình này lại hoàn toàn khác biệt nhau.

Ban đầu, nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng tạm bằng gỗ với mục đích phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của giáo dân. Sau đó tới năm 1884 thì được xây hoàn thiện bằng đất nung. Mặc dù trong quá trình xây dựng gặp không ít khó khăn nhưng công trình vẫn kịp hoàn thành vào lễ Giáng sinh 1888 theo đúng kế hoạch.

Đồng thời, khi ấy, tên khai sinh của nhà thờ là Nhà thờ Chính tòa Thánh Giuse nhưng phần lớn người dân địa phương vẫn thường gọi nơi đây với cái tên là nhà thờ Lớn Hà Nội. dù đã qua hơn 3 thế kỷ nhưng công trình vẫn sừng sững đứng giữa lòng Hà Nội, chứng kiến mọi thăng trầm, biến động, đau thương và huy hoàng mà thành phố đã trải qua.

Khám phá nét kiến trúc độc đáo của nhà thờ Lớn Hà Nội

Đến thăm nhà thờ Lớn Hà Nội bạn sẽ phải choáng ngợp trước vẻ đẹp đồ sộ, hoành tráng và cổ điển của công trình này. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi công trình được xây dựng theo phong cách tân Gothic thế kỷ XIX với các tháp, trục đối xứng điển hình mà bạn có thể thường bắt gặp ở các công trình nổi tiếng tại châu Âu.

Tổng chiều dài của nhà thờ vào khoảng 64.5m và sở hữu tháp chuông cao tới 31.5m. Công trình đứng sừng sững giữa lòng thành phố và dù có đứng từ xa bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoài cổ, mang đậm dấu ấn thời gian này.

Không gian tráng lệ của nhà thờ Lớn Hà Nội
Không gian tráng lệ của nhà thờ Lớn Hà Nội

Để vào thăm nhà thờ bạn chỉ có thể đi qua cổng bên. Mặc dù công trình nhìn bên ngoài đã bạc màu, rêu phong nhưng khi đi vào trong tham quan bạn sẽ cực kỳ bất ngờ với vẻ đẹp lộng lẫy và hoành tráng nơi đây.

Cụ thể, khu vực bên trong nhà thờ xuất hiện các hàng cửa kính nhiều màu – đặc điểm thường thấy ở những công trình xây dựng theo phong cách Gothic. Bên cạnh đó còn có cả những bức tranh treo tường với chủ đề tôn giáo lại càng làm nổi bật hơn phong cách kiến trúc của nhà thờ. 

Dọc theo lối đi, tường, bệ thờ,… bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy các chi tiết trang trí mang đậm nét văn hóa Việt. Đây cũng chính là một điểm nhấn đáng chú ý cho công trình này. Đặc biệt, trong nhà thờ còn có một khu vực rất đáng chú ý, đó là Cung thánh. Khu vực này được trang trí theo lối truyền thống dân gian, mang một vẻ đẹp rất đơn giản nhưng lại cực kỳ lôi cuốn và nổi bật. Giữa Cung thánh được đặt một bức tượng Thánh Giuse bế Chúa Giêsu. Còn hai bên Cung thánh thì đặt bàn thờ Đức Mẹ và các bức tượng khác.

Tại bên dưới Thánh đường được đặt rất nhiều bàn ghế đỏ và bàn quỳ nhằm mục đích phục vụ cho giáo dân làm lễ. Do khu vực này khá rộng nên có thể cùng lúc chứa được tới hàng nghìn người. Đó cũng là lý do mà vào các dịp lễ lớn nhà thờ Lớn Hà Nội lại cực kỳ đông đúc, tấp nập bởi hàng nghìn giáo dân cùng du khách từ khắp các nơi đổ về. 

Giờ mở cửa và làm lễ tại nhà thờ Lớn Hà Nội

Giờ mở cửa

Hiện nay nhà thờ Lớn mở cửa từ thứ 2 – thứ 7 hàng tuần với các khung giờ: 

  • Sáng: 08 – 11h
  • Chiều: 14 – 20h

Riêng ngày chủ nhật bạn có thể tới nhà thờ tham quan vào:

  • Sáng: 07h – 11h30
  • Chiều: 15h00 – 21h00

Giờ làm lễ

Nếu muốn tới nhà thờ để làm lễ thì bạn có thể tới vào:

  • Thứ 2 – thứ 6: 05h30 và 18h15
  • Thứ 8: 18h00
  • Chủ nhật: 05h00, 07h00, 09h00, 11h00, 16h00 (lễ thiếu nhi), 18h00, 20h00 (lễ giới trẻ)
Rất nhiều giáo dân tới đây làm lễ
Rất nhiều giáo dân tới đây làm lễ

Làm sao di chuyển tới nhà thờ Lớn Hà Nội

Có rất nhiều phương tiện để có thể di chuyển tới nhà thờ Lớn Hà Nội. Bạn có thể lựa chọn đi bằng grab, taxi,… Do khu vực này là điểm du lịch nên việc đặt xe rất dễ dàng.

Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn di chuyển bằng xe bus để vừa tiết kiệm lại vừa có thể thoải mái ngắm nhìn khung cảnh thành phố. Các tuyến xe bus có không di chuyển trực tiếp tới nhà thờ nhưng có điểm xuống khá gần, bạn chỉ cần đi bộ vài phút là tới:

  • Xe bus tới Hoàn Kiếm: Bạn có thể đi các tuyến xe bus số 09, 14, 36 tới Hoàn Kiếm rồi đi bộ thắng tới tới Hàng Trống, rẽ trái là tới được nhà thờ
  • Xe bus tới phố Triệu Quốc Đạt: Hoặc cũng có thể đi xe bus tuyến 01 tới phố Triệu Quốc Đạt và đi bộ thẳng tới đường Phủ Doãn, rẽ phải vào đường Ấu Triệu 
  • Xe bus tới phố Tràng Thi: Đi xe bus số 02 đi tới Hàng Thi rồi đi bộ một đoạn, rẽ phải vào Phủ Doãn, rẽ tiếp bên phải vào Ấu Triệu

Trên đây là giới thiệu chi tiết về nhà thờ Lớn Hà Nội. Nếu bạn có dịp tới Hà Nội du lịch thì đừng quên ghé thăm công trình lịch sử này.

Nhà thờ Tân Định – Khám phá vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm

0
Nhà thờ màu hồng đầy ấn tượng
Nhà thờ màu hồng đầy ấn tượng

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhà thờ lớn, nổi tiếng và có niên đại lâu năm. Trong đó có thể kể tới nhà thờ Tân Định. Tuy nhiên, có rất nhiều du khách trong và ngoài nước vẫn chưa có cơ hội đến thăm công trình này. Vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vẻ đẹp của nhà thờ Tân Định, TPHCM.

Khám phá vẻ đẹp của nhà thờ Tân Định
Khám phá vẻ đẹp của nhà thờ Tân Định

Địa chỉ, lịch sử và phong cách kiến trúc nhà thờ Tân Định

Nhà thờ Tân Định nằm ở đâu?

Nhà thờ Tân Định hay nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định là một địa chỉ tham quan, du lịch nổi tiếng, hiện đang tọa lạc tại số 289, đường Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, TPHCM. Công trình này chỉ các Dinh Độc Lập khoảng 1.7km. 

Từ xa bạn đã có thể dễ dàng nhận ra nhà thờ không chỉ nhờ thiết kế đồ sộ, hoành tráng mà còn bởi màu sắc nổi bật của công trình này. Với một tông màu hồng ấn tượng, đầy lãng mạng kết hợp với phong cách kiến trúc Gothic, “nhà thờ màu hồng” đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng mỗi du khách.

Lịch sử xây dựng nhà thờ Tân Định

Theo các tài liệu ghi chép lại thì nhà thờ Tân Định thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ công giáo này là một trong 2 nhà thờ được xây dựng sớm nhất và có quy mô lớn nhất tại thành phố mang tên Bác. 

Cụ thể, vào năm 1870, nhà thờ chính thức được khởi công và tới ngày 16/12/1876 thì tổ chức khánh thành, đưa vào sử dụng. Tổng thể công trình mang phong cách kiến trúc Gothic đầy cổ kính, uy nghiêm nhưng các chi tiết trang trí lại mang theo nét Roman với Baroque. 

Nhà thờ màu hồng đầy ấn tượng
Nhà thờ màu hồng đầy ấn tượng

Ban đầu, nhà thờ có màu vàng nhạt cổ điển. Tuy nhiên, tới năm 1957 thì toàn bộ bên ngoài lẫn bên trong nhà thờ đều được sơn lại màu hồng phấn. Cũng từ đây nhà thờ còn có tên gọi là “nhà thờ màu hồng”.

Kể từ khi xây dựng tới nay nhà thờ đã trải qua nhiều lần tu sửa, nâng cấp và mở rộng. Tuy nhiên, nhìn chung kiến trúc ban đầu của công trình vẫn được giữ lại nguyên vẹn.

Khám phá phong cách kiến trúc của nhà thờ Tân Định

Công trình nhà thờ Tân Định tương đối rộng lớn, trong đó được chia thành 3 gian chính, gồm:

Tòa tháp chính

Khu vực này có chiều cao lên tới 52.6m và có điểm nhấn ấn tượng đó là phần đỉnh đặt một cây thánh giá lớn bằng đồng. Đứng từ dưới chân nhà thờ ngước nhìn lên ngay lập tức bạn sẽ phải choáng ngợp bởi kiến trúc độc đáo và các chi tiết điêu khắc cực kỳ tinh tế, sống động.

Tại tòa tháp chính xuất hiện nhiều ô cửa sổ cong thường thấy trong các công trình được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic kết hợp La Mã. Trên các ô cửa kính là những họa tiết trang trí theo phong cách Phục Hưng vừa sống động lại cực kỳ mê hoặc.

Tòa tháp phụ

Bên cạnh đó nhà thờ còn có 2 tòa tháp phụ và cả 2 tòa tháp này đều được sơn màu hồng làm chủ đạo. Ngoài ra, trong tháp còn được lắp đặt rất nhiều tháp đèn, vừa có tác dụng thắp sáng lại vừa giúp không gian trở nên lung linh, huyền ảo. Tháp cũng xuất hiện các cửa sổ hoa gió với những hoa văn rất độc đáo cộng với phần mái ngói lợp vảy cá cùng đường xoắn kép vô cùng ấn tượng, bắt mắt.

Nhà thờ có cả 2 tòa tháp phụ
Nhà thờ có cả 2 tòa tháp phụ

Thánh đường

Không gian thánh đường của nhà thờ Tân Định khá rộng rãi với nội thất được trang hoàng công phu, bề thế. Gian thờ chính được đặt ở vị trí trung tâm và làm bằng đá cẩm thạch Italia. Hai bên là 2 hàng cột lớn mang phong cách Gothic càng mang tới cảm giác uy nghiêm, trang trọng. Đặc biệt, ở bên trái Thánh đường còn được đặt bệ tượng các vị thánh nữ và bên phải là bệ tượng của các vị thánh nam. 

Ngoài ra, trong nhà thờ còn có tới 5 quả tháp chuông lớn được chạm khắc rất tinh tế, kỳ công. Theo nhiều thông tin cho biết thì 5 quả tháp chuông này nặng tới 5.5 tấn.

Thời gian mở cửa của nhà thờ Tân Định

Để có thể có cơ hội tham quan toàn bộ nhà thờ Tân Định bạn nên nắm rõ thời gian mở cửa của công trình này. Cụ thể:

  • Giờ lễ ngày thường: 05h00, 06h15, 17h30, 19h00
  • Giờ lễ thứ 7, chủ nhật: 05h00, 06h15, 07h30, 09h00, 16h00, 17h30, 19h00
  • Giờ mở cửa: Cũng là giờ làm lễ của nhà thờ (vào mùa chay và chủ nhật nhà thờ sẽ có nhiều khung giờ mở cửa, làm lễ hơn)
  • Số điện thoại: 028 3829 0093
  • Vé vào cửa: Miễn phí
Nên nắm rõ thời gian mở cửa trước khi tới tham quan nhà thờ
Nên nắm rõ thời gian mở cửa trước khi tới tham quan nhà thờ

Đến nhà thờ Tân Định gửi xe ở đâu?

Nếu bạn di chuyển tới nhà thờ bằng các phương tiện cá nhân thì có thể gửi xe tại các địa chỉ sau:

Bãi xe ô tô công viên Lê Văn Tám – Điện Biên Phủ:

  • Địa chỉ: Điện Biên Phủ,phường Đa Kao, quận 1, TPHCM
  • Giờ mở cửa: 07h00 – 22h00

Bãi xe ô tô công viên Lê Văn Tám – Hai Bà Trưng:

  • Địa chỉ: Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, TPHCM
  • Giờ mở cửa: 08h00 – 22h00

Bãi xe ô tô công viên Lê Văn Tám – Võ Thị Sáu: 

  • Địa chỉ: Võ Thị Sáu, quận 1, TPHCM
  • Giờ mở cửa: 07h00 – 22h00

Bên cạnh đó bạn cũng có thể lựa chọn di chuyển tới nhà thờ bằng grab, taxi, xe buýt. Hiện có tuyến xe buýt số 63 tới trực tiếp cổng nhà thờ.

Các điểm du lịch gần nhà thờ Tân Định

Sau khi tới thăm nhà thờ, nếu có thời gian bạn cũng có thể ghé thăm một số điểm du lịch khác gần đó như: 

  • Chùa Bửu Long
  • Chợ Bến Thành
  • Dinh Độc Lập
  • Phố Tây Bùi Viện
  • Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Trên đây là một số thông tin cho những ai đang quan tâm tới nhà thờ Tân Định. Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về lịch sử, kiến trúc và những nét thu hút của công trình này rồi. Nếu có dịp tới thành phố mang tên Bác thì đừng quên ghé thăm nhà thờ. Đảm bảo bạn sẽ có những kỷ niệm đáng nhớ cũng như các shoot hình siêu ấn tượng tại đây!

Khám phá nhà thờ tổ Hoài Linh, quận 9, TPHCM

0
Khám phá nhà thờ tổ Hoài Linh
Khám phá nhà thờ tổ Hoài Linh

Sau 16 năm tâm huyết thì cuối cùng nghệ sĩ hài Hoài Linh cũng đã thành công xây dựng được nhà thờ tổ tại quận 9, TPHCM với tổng diện tích lên tới gần 500m2. Đây là một công trình không chỉ có ý nghĩa với chính nghệ sĩ mà còn với các nghệ sĩ tại khu vực phía Nam. Để hiểu rõ hơn về nhà thờ tổ Hoài Linh hãy cùng tham khảo bài viết của chúng tôi!

Khám phá nhà thờ tổ Hoài Linh
Khám phá nhà thờ tổ Hoài Linh

Giới thiệu sơ lược về nhà thờ tổ Hoài Linh

Nhà thờ tổ Hoài Linh hay còn gọi là nhà thờ tổ nghiệp được chính nghệ sĩ Hoài Linh khởi công xây dựng vào tháng 09/2014 tại quận 9 trên khu đất rộng tới 7.000m2. Công trình được xây dựng ròng rã trong vòng 02 năm thì hoàn thiện và tới ngày 11/09/2016 công trình đã chính thức được khánh thành. Tuy nhiên, vào ngày 19/09/2016 – đúng ngày giỗ tổ nghệ sĩ mới cho mở cửa nhà thờ để đón đồng nghiệp và người dân tới tham quan. Trong quá trình xây dựng nhà thờ, nghệ sĩ cũng gặp không ít vấn đề liên quan tới pháp lý.

Theo nghệ sĩ Hoài Linh cho biết, anh xây dựng nhà thờ này với mục đích bày tỏ tấm lòng tôn kính của mình với Tổ nghiệp cũng như các bậc tiền nhân trong ngành sân khấu. Bên cạnh đó, nghệ sĩ cũng hy vọng đây sẽ trở thành nơi để các nghệ sĩ lui tới thờ cúng tổ nghề và giao lưu, sinh hoạt chung, thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế, du lịch của quận 9. 

Công trình nhà thờ tổ Hoài Linh rất lớn và được chia thành nhiều khu vực khác nhau. Cụ thể gồm: Nhà thờ chính, nhà thờ phụ, nhà nghỉ cho khách tới thăm viếng, tiểu cảnh,… Chi phí xây dựng nhà thờ tổ không được nghệ sĩ tiết lộ. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ nghệ sĩ Cát Phượng thì công trình này tiêu tốn của nghệ sĩ Hoài Linh khoảng 100 tỷ và toàn bộ chi phí đều do nghệ sĩ Hoài Linh tự bỏ tiền, không kêu gọi, vận động tài trợ.

Địa chỉ của nhà thờ tổ Hoài Linh

Địa chỉ chính xác của nhà thờ tổ Hoài Linh là đường số 5, phường Long Phước, quận 9, TPHCM. Công trình này nằm ngay bên sông Đồng Nai, giữa địa phận Đồng Nai – Sài Gòn và hoàn toàn tách biệt với khu dân cư xung quanh.

Nhà thờ tổ Hoài Linh nằm tại quận 9, TPHCM
Nhà thờ tổ Hoài Linh nằm tại quận 9, TPHCM

Cũng vì vậy mà việc tìm kiếm nhà thờ tổ này có phần hơi khó khăn bởi tuyến đường số 5 có quy luật hoàn toàn khác với các tuyến đường khác. Do đó, nếu muốn tới nơi đây bạn nên hỏi thăm người dân địa phương.

Còn nếu bạn muốn di chuyển bằng xe bus thì có thể đi chiều Bến Thành – chợ Long Phước, tuyến số 88. Khi tới ngã 3 đường Long Thuận giao với Long Phước thì xuống xe và đi bộ hoặc bắt xe ôm chạy khoảng 1.5km nữa là tới.

Thời gian mở cửa nhà thờ tổ Hoài Linh

Không phải lúc nào nhà thờ tổ của nghệ sĩ Hoài Linh cũng mở cửa. Vì vậy, bạn nên nắm rõ thời gian mở cửa để tránh đi lại mất công. Cụ thể:

  • Thứ 2 – thứ 7: 08h00 – 16h00 
  • Chủ nhật: Không mở cửa

Khám phá toàn cảnh kiến trúc nhà thờ tổ Hoài Linh, quận 9

Công trình được xây dựng theo phong cách đền chùa tại miền Bắc xưa nên mang dáng vẻ rất cổ kính, uy nghiêm và cũng không kém phần đồ sộ. Đặc biệt, bên cạnh nhà thờ có một con rạch nhỏ càng mang lại vẻ đẹp yên bình cho công trình này. Do diện tích đất khá rộng nên xung quanh nhà thờ được trồng rất nhiều cây cối, hoa cỏ, mang tới một tổng thể không gian xanh mát, trong lòng. 

Diện tích xây dựng công trình là gần 500m2. Trong đó, công trình cao một tầng rộng 197.6m2 và công trình cao 2 tầng có diện tích sàn trên 290m2. 

Cặp rồng vàng trước cửa ra vào
Cặp rồng vàng trước cửa ra vào

Từ cổng đi vào bạn sẽ bắt gặp một cặp rồng vàng lớn, uốn lượn tạo thành cây cầu bắc ngang qua con rạch. Trong khi đó 2 bên hông nhà thờ chính, tại chóp ngói được tạc các cặp rồng chầu rất đẹp mắt. Tại khu vực hành lang xuất hiện các hàng cột đá chạy dọc đều được điêu khắc hình búp sen rất tinh tế, kỳ công. Các cột đỡ mái lên tới hàng chục chiếc, mỗi cột có đường kính trên 30cm và được điêu khắc hình rộng cuộn đầy nghệ thuật. 

Tại gian nhà thờ chính có đặt bàn thờ chính cùng với bàn thờ tam vị thánh. Tất cả đều được thiết kế rất công phu, cầu kỳ. Xung quanh gian nhà thờ còn được trạm trổ vô số các chi tiết, hoa văn mang đậm phong cách Phật giáo. Đặc biệt, tại phần mái còn được thiết kế hở để giúp không gian thông thoáng và sáng sủa hơn.

Ngay cả các tấm cửa ra vào, cửa sổ cũng được chạm khắc các họa tiết truyền thống dân tộc. Đồ nội thất trong nhà thờ, ví dụ như tượng sư tử, tượng ngựa vàng, chuông, trống,… phần lớn đều làm từ gỗ hoặc đồng. 

nhà thờ tổ hoài linh
Không gian bên trong nhà thờ tổ rất đồ sộ, hoành tráng

Nghệ sĩ Hoài Linh cũng đặc biệt chú ý tới thiết kế khu vực khuôn viên của nhà thờ. Khuôn viên có diện tích khá rộng lớn và quy tụ đầy đủ tiểu cảnh núi đá, cầu, sông, cây xanh,… mang tới một không gian vừa thư thái, yên bình lại rất thoải mái. Hơn nữa, trong khuôn viên nhà thờ tổ Hoài Linh còn có cả một hồ cá với hàng chục loài cá chép xinh đẹp, đủ mọi màu sắc tung tăng bơi lội. Đặc biệt, tại đây bạn còn có thể tìm thấy rất nhiều phiến đá nguyên khối lớn có khắc những lời răn dạy ý nghĩa trong cuộc sống.

Trong khuôn viên của nhà thờ tổ Hoài Linh ngoài cây ăn quả, cho bóng mát còn có không ít cây có giá trị kinh tế cao. Một số là do nghệ sĩ tự mua, một số khác là từ các đồng nghiệp, học trò của nghệ sĩ Hoài Linh dâng cúng. 

Khu vực khuôn viên cực kỳ rộng lớn
Khu vực khuôn viên cực kỳ rộng lớn

Ngoài ra, tại nhà thờ tổ Hoài Linh còn có cả bãi đỗ xe, khu trồng rau,… diện tích cũng khá rộng rãi.

Trên đây là giới thiệu về nhà thờ tổ Hoài Linh tại quận 9, TPHCM. Có thể nói đây là một công trình rất có ý nghĩa với chính nghệ sĩ cũng như các nghệ sĩ đang hoạt động trong khu vực phía Nam. Bên cạnh đó có không ít du khách, những người tin Phật tìm tới đây tham quan và dâng hương.

Khám phá vẻ đẹp của nhà thờ Đức Bà tại TPHCM

0
Khám phá vẻ đẹp của nhà thờ Đức Bà
Khám phá vẻ đẹp của nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà là một công trình rất nổi tiếng và tiêu biểu tại TPHCM. Nơi đây không chỉ nổi bật với kiến trúc Pháp cổ hoành tráng mà còn có không gian rộng rãi cả ở bên trong lẫn bên ngoài. Chính vì vậy, rất nhiều người dân địa phương cũng như du khách thích tìm tới nhà thờ để tham quan và check-in. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về công trình độc đáo này thì có thể tham khảo bài viết sau!

Khám phá vẻ đẹp của nhà thờ Đức Bà
Khám phá vẻ đẹp của nhà thờ Đức Bà

Giới thiệu tổng quan về nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà là một trong các công trình lịch sử rất nổi bật của TPHCM. Công trình này còn được biết tới với một số tên gọi khác như nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn hay Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Tuy nhiên, mọi người vẫn quen gọi là nhà thờ Đức Bà do nó ngắn gọn và dễ nhớ. 

Công trình này hiện đang tọa lạc tại Công trường Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM, trở thành một trong những biểu tượng đại diện của thành phố, thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

Tổng chiều dài của công trình là 91m, chiều rộng 35.5m. Phần vòm mái chính của công trình cao 21m, có 2 tháp chuông 2 bên, mỗi tháp cao gần 57m. Do nhà thờ được xây dựng vào thời Pháp thuộc nên công trình mang đậm nét kiến trúc cổ của Pháp. kiến trúc sư chịu trách nhiệm thiết kế xây dựng là ông J.Bourard. 

Không gian công trình nhà thờ Đức Bà Sài Gòn rất rộng rãi, thông thoáng cả ở bên ngoài lẫn bên trong thánh đường. Mỗi chi tiết trong công trình đều được thiết kế và xây dựng rất chỉn chu, hút mắt.

Lịch sử hình thành nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Trên thực tế, rất nhiều người dân sinh sống, làm việc tại Sài Gòn cũng không biết nhà thờ Đức Bà được xây dựng từ khi nào. Công trình kiến trúc tôn giáo này chính thức được khởi công xây dựng vào năm 1877 và tới năm 1880 thì hoàn thanh. Toàn bộ quá trình thiết kế và giám sát thi công đều được thực hiện bởi kiến trúc sư J.Bourad.

Công trình được xây dựng năm 1877
Công trình được xây dựng năm 1877

Tới ngày 11/04/1880, cố đạo Colombert đã tổ chức lễ cung hiến và khánh thành nhà thờ. Tham gia vào lễ khánh thành còn có sự hiện diện của Thống đốc Nam Kỳ là Le Myre de Vilers. Theo thống kê, tổng số tiền được sử dụng để xây dựng, trang trí công trình này lên tới 2.500.000 franc Pháp và do Soái phủ Nam Kỳ đảm trách. Cũng vì vậy, khi mới đưa vào sử dụng công trình còn có tên gọi là Nhà thờ Nhà nước bởi nó được Nhà nước Pháp xây dựng và quản lý.

Phải mãi tới sau này thì công trình mới được đổi tên thành nhà thờ Đức Bà và có tên gọi chính thức là Vương Cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tên tiếng Anh là Immaculate Conception Cathedral Basilica. Năm 1962, công trình được phong Vương Cung Thánh Đường.

Khám phá kiến trúc nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Dù đã được xây dựng và đưa vào sử dụng hàng thế kỷ, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của thành phố nhưng công trình này vẫn sừng sững giữa lòng Sài Gòn. Đồng thời còn trở thành một địa điểm nổi tiếng thu hút du khách tìm tới khi có dịp đến với thành phố mang tên Bác. Đó là nhờ nhà thờ sở hữu những nét kiến trúc rất độc đáo, riêng biệt.

Tòa thánh đường bên trong nhà thờ

Ngay khi vừa bước vào bên trong nhà thờ bạn sẽ phải bất ngờ trước kiến trúc của tòa thánh đường. Nhờ có thiết kế đặc biệt, có thể chịu được gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc công trình đã giúp tòa thánh đường đứng vững sừng sững bao năm. 

Không gian tòa thánh đường bên trong nhà thờ
Không gian tòa thánh đường bên trong nhà thờ

Nội thất bên trong tòa thánh được gồm có 1 lòng chính, 2 lòng phụ cùng với 2 dãy nhà nguyện. Tổng chiều dài của toàn bộ thánh được là 93m và chiều rộng lên tới 35m. Phần mái vòm có chiều cao tính từ sàn lên 21m. Sức chứa của tòa thánh đường có thể lên tới 1.200 người.

Tháp chuông nhà thờ

Bất kỳ du khách nào khi ghé thăm nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng đều ấn tượng với tháp chuông nơi đây. Thậm chí, tháp chuông này còn được ví như linh hồn của cả công trình. Khi mới xây dựng, nhà thờ chỉ có 2 tháp chuông cao 36.6m và không hề có mái. Tuy nhiên, tới năm 1895, nhà thờ đã được xây thêm 2 mái chóp cao 21m để có thể che chắn cho gác chuông. Như vậy, tổng cộng, tháp chuông cao tới 57m. Sau đó công trình lại tiếp tục được treo thêm 6 chuông ở 2 tháp chuông. Mỗi chuông tương ứng với âm đồ, rê, mi son, la, si và đều có họa tiết cực kỳ tinh xảo.

Tháp chuông bên trong nhà thờ Đức Bà
Tháp chuông bên trong nhà thờ Đức Bà

Các bàn thờ tại nhà thờ 

Trong nhà thờ Đức Bà thì khu vực các bàn thờ cũng rất đáng để tham quan. Khu vực này được điêu khắc và trang trí cực kỳ tinh tế. Tất cả đều được tạo nên từ đá cẩm thạch nguyên khối cùng với 56 ô cửa kính với màu sắc, hoa văn độc đáo ghép lại để tạo thành một bức tranh ấn tượng. 

Mỗi một đường nét, gờ chỉ, họa tiết trong khu vực bàn thờ của nhà thờ đều mang đậm phong cách Roman và Gothic, thể hiện được vẻ đẹp vừa cổ xưa lại vừa trang nhã, tôn nghiêm.

Khu vực bàn thờ nhà thờ Đức Bà
Khu vực bàn thờ nhà thờ Đức Bà

Khu vực công viên bên ngoài nhà thờ

Không chỉ bên trong mà khu vực công viên bên ngoài thờ thờ Đức Bà Sài Gòn cũng rất ấn tượng. Thậm chí, đây còn là khu vực được giới trẻ đặc biệt yêu thích tìm tới để check-in. Tại trung tâm khuôn viên, phía mặt trước của nhà thờ được đặt một bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình.

nhà thờ Đức Mẹ Hòa Bình
Khu vực công viên nhà thờ với bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình

Tượng được điêu khắc vào năm 1959 bởi nhà điêu khắc G.Ciocchetti. Kích thước của bức tượng khá lớn, cao lên tới 4.6m và nặng khoảng 8 tấn. Chất liệu được sử dụng để điêu khắc là đá cẩm thạch trắng Italia.

Một số điểm nổi bật khác làm nên vẻ đẹp của nhà thờ Đức Bà

Ngoài ra, trong công trình nhà thờ Đức Bà Sài Gòn còn có rất nhiều vẻ đẹp khác mà khi ghé thăm nơi đây bạn không nên bỏ qua:

Bức tượng đồng Pigneau de Béhaine đã bị phá bỏ
Bức tượng đồng Pigneau de Béhaine đã bị phá bỏ
  • Tượng đồng Pigneau de Béhaine: Là bức tượng làm từ đồng, được đúc bởi người Pháp vào năm 1903. Bức tượng thể hiện vị giám mục Pigneau de Béhaine (giám mục Bá Đa) dẫn theo hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh (con trai vua Gia Long). Tượng đồng này được coi là một biểu tượng kết hợp giữa Công giáo với triều đình nhà Nguyễn thời bấy giờ. Tuy nhiên, hiện nay nó đã không còn nguyên vẹn nữa bởi năm 1945 tượng đã bị phá bỏ, chỉ giữ được lại bệ đá hoa cương
  • Tượng Đức Mẹ Hòa Bình: Năm 1968, một bức tượng khác đã được điêu khắc để thay thế cho tượng đồng Pigneau de Béhaine, đó là tượng Đức Mẹ Hòa Bình. bức tượng này được linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đặt nhà điêu khắc G.Ciocchetti tạc bằng chất liệu đá Carrara, Italia. Bức tượng thể hiện hình ảnh của Đức Mẹ trong tư thế thẳng đứng, 2 tay đang cầm trái địa cầu và trên trái địa cầu là biểu tượng cây thánh giá. Đôi mắt của Đức Mẹ đang ngước nhìn lên bầu trời như thể cầu nguyện hòa bình tới với người dân

Hướng dẫn tham quan công trình nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Du lịch Sài Gòn nên ở đâu? 

Tại Sài Gòn hiện nay có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn, thậm chí là homestay để cho bạn nghỉ lại. Tuy nhiên, để thuận tiện di chuyển tới nhà thờ Đức Bà bạn nên chọn địa điểm nghỉ chân gần địa danh này. Một số địa điểm nhà nghỉ, khách sạn nằm ở quận 1, gần với khu vực nhà thờ mà bạn có thể tham khảo là: 

  • 40K Hostel – Four of a Kind: Số 214/B14D Nguyễn Trãi, Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TPHCM
  • Nogias Hostel: Số 19 Hồ Hảo Hớn, Cô Giang, quận 1, TPHCM
  • Nhà nghỉ Bui Vien: Số 205/12 Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM
  • Prei Nokor Hostel – Unique 106 yrs old hostel in central: Số 47 Phan Chu Trinh. Bến Thành, quận 1, TPHCM
  • Condodo Rio House Hostel: Số 48B1 Trần Đình Xu, Cô Giang, quận 1, TPHCM
  • Khách sạn Rex: Số 141, đường Nguyễn Huệ, quận 1, TPHCM
  • Khách sạn Sheraton: Số 88 Đồng Khởi, quận 1, TPHCM
  • Khách sạn Edenstar Saigon: Số 38, đường Bùi Thị Xuân, quận 1, TPHCM

Khi nghỉ ngơi tại các địa chỉ này bạn có thể dễ dàng di chuyển tới nhà thờ Đức Bà cũng như nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác của thành phố để thăm thú, ví dụ như: Chợ Bến Thanh, Dinh Độc Lập, Landmark 81,…

Phương tiện di chuyển tới nhà thờ Đức Bà

Để có thể di chuyển tới nhà thờ Đức Bà có rất nhiều phương tiện khác nhau cho bạn lựa chọn. Bạn có thể đặt xe taxi, xe ôm hoặc xe xích lô để di chuyển. Hoặc thử trải nghiệm các phương tiện công cộng như xe bus, đặc biệt là thuê xe đạp để tự mình “lượn” khắp các tuyến phố quận 1 ngắm nhìn thỏa thích phong cảnh thành phố đầy sôi động này. 

Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu bạn di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì nên chuẩn bị sẵn bản đồ chỉ đường để tránh đi lạc. Khi tới nhà thờ bạn có thể gửi xe lại tại trường Hòa Bình, Nhà văn hóa Thanh Niên hoặc là Hội trường Thống Nhất.

Nhà thờ Đức Bà mở cửa khi nào?

Bạn nên tới thăm nhà thờ vào giờ mở cửa để có thể vào bên trong tòa thánh đường khám phá những nét độc đáo của công trình này. Hiện nhà thờ có giờ lễ như sau:

  • Từ thứ 2 – 7: 5h30; 17h30
  • Chủ nhật: 5h30, 6h45, 8h00, 9h30 (thánh lễ bằng tiếng Anh), 16h00, 17h15 và 18h30

Như vậy, dựa theo lịch lễ trên thì các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, mỗi ngày nhà thờ sẽ tổ chức 2 thánh lễ, trong đó một thánh lễ bắt đầu lúc 5h30 sáng và 1 thánh lễ bắt đầu lúc 17h30 chiều. 

Riêng vào ngày chủ nhật sẽ có tổng cộng 7 thánh lễ diễn ra, cụ thể vào lúc 5h30 sáng, 6h45 sáng, 8h sáng, 9h30 sáng (thánh lễ bằng tiếng Anh), 16h chiều, 17h30 chiều và 18h30 chiều. 

Giá vé vào cửa

Khác với nhiều địa điểm du lịch khác, nhà thờ Đức Bà mở cửa miễn phí cho du khách vào tham quan, check-in. 

Gần nhà thờ Đức Bà có món gì ngon?

Sau khi thăm thú và chụp hình check-in thả ga tại nhà thờ Đức Bà rồi bạn có thể dành thời gian để đi thưởng thức các món ăn vặt đường phố vừa ngon lại vừa rẻ, mang đậm hương vị Việt như:

  • Cà phê Sài Gòn: Đừng bao giờ bỏ qua món cà phê sữa đá đặc trưng thơm ngon của thành phố mang tên Bác hoặc món nước mía vừa ngọt vừa mát giải khát cực tốt
  • Ẩm thực đường phố: Bánh bột chiên, bánh mì kẹp trứng/thịt nướng, bánh tráng trộn, hủ tiếu, bánh căn, súp cua,… cũng siêu ngon
Gần nhà thờ có cà phê sữa rất ngon
Gần nhà thờ có cà phê sữa rất ngon

Gợi ý một số điểm tham quan khác gần nhà thờ Đức Bà

Nếu có thời gian bạn cũng có thể ghé thăm một số điểm tham quan khác cực kỳ nổi tiếng gần nhà thờ Đức Bà như: 

  • Chợ Bến Thành
  • Phố đi bộ Nguyễn Huệ (vào ban đêm)
  • Hồ Con Rùa
  • Dinh Độc Lập
  • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
  • Tháp Bitexco Financial Tower 
  • Landmark 81

Trên đây là giới thiệu thông tin chi tiết về nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Có thể thấy đây là một công trình lịch sử rất ý nghĩa lại đồ sộ và siêu hút mắt. Vì vậy, nếu có dịp tới với Sài Gòn đừng tiếc thời gian ghé thăm địa điểm này.