Chuông nhà thờ và những điều nhất định phải biết

-

Tiếng chuông đã trở thành một âm thanh quen thuộc của các nhà thờ. Tuy nhiên, nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa tiếng chuông nhà thờ với tiếng chuông chùa. Để hiểu rõ hơn về chuông nhà thờ cũng như ý nghĩa của mỗi tiếng chuông hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Tìm hiểu các thông tin về chuông nhà thờ
Tìm hiểu các thông tin về chuông nhà thờ

Chuông nhà thờ là gì? Làm bằng vật liệu nào?

Chuông là một vật có ý nghĩa quan trọng và linh thiêng xuất hiện tại mọi nhà thờ từ nhỏ tới lớn. Chất liệu thường được sử dụng để làm chuông nhà thờ là đồng được chế tác tinh xảo theo hình cái cốc úp ngược, bên trong rỗng và được gắn các quả lắc để khi gõ vào chuông có thể tạo ra âm thanh lớn và vang xa. 

Làm sao để phân biệt chuông nhà thờ với chuông chùa?

Trên thực tế, không chỉ tại các nhà thờ mà ngay cả các chùa, chuông cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy là sao để có thể phân biệt được chuông nhà thờ với chuông chùa? Bạn có thể dựa vào các yếu tố sau:

Hình dạng chuông 

Chuông nhà thờ với chuông chùa có sự khác biệt rất rõ ràng về hình dáng. Cụ thể, các loại chuông được đặt trong nhà thờ có hình dáng giống như một chiếc nón trụ với phần miệng phình dần ra, phần đỉnh nhỏ. Bên cạnh đó, quai của chuông cũng được đúc khá dày để đảm bảo khi treo chuông tạo sự chắc chắn, chịu được sức nặng của chuông. Ngoài ra, hình dáng của chuông đặt ở nhà thờ cũng thường ngắn hơn so với chuông chùa.

Chuông nhà thờ có hình dáng như một chiếc nón trụ và khá ngắn
Chuông nhà thờ có hình dáng như một chiếc nón trụ và khá ngắn

Hoa văn

Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa chuông nhà thờ với chuông chùa. Trên các mẫu chuông dành cho nhà thờ thường được chế tác ít hoa văn hơn so với chuông chùa. Bên cạnh đó, các hoa văn cũng đều liên quan tới Đạo giáo và quy trình chế tác rất công phu, phức tạp. Còn chuông chùa thì hoa văn nhiều và có liên quan tới Phật giáo.

Hình thức phát ra âm thanh

Âm thanh phát ra giữa chuông nhà thờ với chuông chùa cũng có sự khác nhau về hình thức. Cụ thể, chuông đặt tại nhà thờ tạo ra âm thanh bằng cách kéo quả lắc nằm bên trong chuông. Trong khi đó, chuông chùa lại phát ra âm thành bằng cách dùng dùi đánh ở bên ngoài chuông.

Thời gian đánh chuông

Thời gian đánh chuông tại nhà thờ và chùa cũng có sự khác nhau. Tại các nhà thờ, vào giờ kinh lễ sẽ rung mỗi lần 3 hồi chuông. Các giờ kinh lễ tại nhà thờ thường là vào lúc 04h00 sáng, 12h00 trưa và 17h00 chiều. Chuông được nhà thờ rung lên nhằm báo hiệu với giáo dân đã tới giờ làm lễ. Nhưng ở các chùa Việt Nam thì chuông sẽ được đánh vào mỗi sáng để thông báo tới giờ tụng kinh. 

Khám phá quy trình đúc chuông nhà thờ

Tiếp theo hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem để cho ra đời một chiếc chuông nhà thờ thì cần phải trải qua những công đoạn nào:

Bước 1: Lựa chọn vật liệu chế tác

Trước hết, muốn tạo nên một chiếc chuông đồng nhà thờ đẹp, có âm thanh ngân vang thì cần phải chọn được vật liệu chế tác chất lượng. Đó phải là loại đồng nguyên chất, càng ít lẫn tạp chất càng tốt. 

Đồng đỏ thường được chọn làm vật liệu đúc chuông

Đồng cũng có rất nhiều loại, trong đó đồng đỏ và đồng vàng là 2 loại đồng được sử dụng phổ biến nhất. Giá của đồng đỏ cao hơn so với đồng vàng. Vì thế cùng một mẫu chuông nhưng chuông đồng đỏ sẽ có giá bán cao hơn so với chuông đồng vàng. Tiếp theo các nghệ nhân chế tác chuông sẽ sử dụng vật liệu theo tỷ lệ chuẩn đã được tính toán.

Bước 2: Nặn khuôn, tạo mẫu chuông

Đây chính là công đoạn khó nhất khi chế tác chuông nhà thờ bởi nó đòi hỏi người nghệ nhân phải có kinh nghiệm và tay nghề vững. Có như vậy mới cho ra được một mẫu chuông đẹp, đảm bảo chất lượng, có âm thanh to, vang và rõ ràng. 

Khi tạo khuôn mẫu chuông có thể giúp nghệ nhân định hình được độ dày, kích thước và chiều cao của chuông. Quá trình tạo khuôn mẫu chuông thường sử dụng các vật liệu là đấy, trấu, giấy vó với bột chịu nhiệt. Hỗn hợp này sẽ được trộn theo tỷ lệ rồi tạo thành chuông và đen nung nóng trong nhiệt độ từ 700 – 1.000 độ C hoặc phơi khô trong khoảng 15 ngày.

Bước 3: Kỹ thuật đúc chuông

Kỹ thuật đúc chuông rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ, chất lượng và độ bền của chuông. Chuông sẽ phải đun ở nhiệt độ cao trong thời gian quy định. Bên cạnh đó, cần phải có một lò nung đúng kỹ thuật, cung cấp đủ nhiệt và phải đung trong vòng 10 – 12 tiếng liên tục để đồng có thể tan chảy hoàn toàn. 

Khi đồng đã tan chảy đến mức quy định thì nghệ nhân sẽ rót đồng vào khuôn ngay khi còn nóng. Quá trình rót đồng cũng đòi hỏi phải có chuyên môn, kinh nghiệm để đảm bảo rót đồng đều tay với số lượng vừa đủ khuôn, tránh làm đồng tràn ra ngoài. Sau khi rót đồng xong cần chờ khoảng 3 ngày để đồng khô thì mới có thể dỡ khuôn.

Bước 4: Vệ sinh, đánh bóng và làm màu

Cuối cùng các nghệ nhân sẽ dỡ khuôn chuông nhà thờ ra ngoài và sử dụng dụng cụ chuyên dùng để quét các vết bẩn bám trên bề mặt chuông. Sau đó là tiến hành chạm khắc hoa văn và đánh bóng. 

Quá trình đúc chuông đồng khá phức tạp
Quá trình đúc chuông đồng khá phức tạp

Quá trình chạm khắc hoa văn cũng mất rất nhiều thời gian và phải thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ, tập trung và tính toán cẩn thận để tạo ra những hoa văn tinh tế, liên kết, bố trí hài hòa với nhau.

Giá chuông nhà thờ bao nhiêu? 

Giá của chuông nhà thờ cụ thể bao nhiêu còn tùy thuộc vào chất liệu, kiểu dáng, kích thước chuông. Nhưng mức giá trung bình trên thị trường hiện nay thường dao động từ 350.000 – 450.000 VNĐ/kg. Mỗi đơn vị sẽ có mức báo giá khác nhau. Vì vậy, khi có nhu cầu mua bạn nên tham khảo báo giá của nhiều đơn vị để so sánh và chọn được nơi có mức giá tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin về chuông nhà thờ mà bạn nên biết. Đặc biệt, hãy phân biệt rõ sự khác nhau giữa chuông nhà thờ với chuông chùa để tránh nhầm lẫn. 

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments