Nhà thờ họ là một công trình kiến trúc mang ý nghĩa tâm linh, giá trị tinh thần và nhân văn sâu sắc. Đây cũng là công trình đặc biệt quan trọng với mỗi họ. Hầu hết các dòng họ tại Việt Nam ở mỗi vùng miền đều có nhà thờ riêng. Thiết kế nhà thờ họ cũng khác nhau. Tuy nhiên, kiến trúc nhà thờ họ lại khá tương đồng. Để hiểu rõ hơn về kiến trúc của công trình này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Mục lục
1. Nhà thờ họ là gì? Ý nghĩa của nhà thờ họ
Nhà thờ họ hay từ đường chính là một công trình kiến trúc lớn, có tầm quan trọng đặc biệt với mỗi dòng họ, nhất là các dòng họ sinh sống tại khu vực Trung du Bắc Bộ, Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng. Đây là nơi giữ gìn gia phả gốc, thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng trong dòng tộc đã có công với đất nước và là nơi để con cháu tụ họp dâng hương thờ cúng vào các dịp Lễ, giỗ họ.
Bên cạnh đó, nhà thờ họ còn là nơi giúp con cháu có dịp được thể hiện lòng hiếu đạo và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Đồng thời tạo cơ hội để các thành viên trong dòng họ có dịp gắn kết, gia tăng tình cảm.
2. Các đặc trưng về kiến trúc nhà thờ họ tại Việt Nam
2.1. Phân loại kiến trúc nhà thờ họ theo thời gian
Kiến trúc nhà thờ họ tại Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian. Cụ thể, có thể phân kiến trúc công trình này thành 2 loại, đó là:
- Nhà thờ họ có niên đại sớm được xây từ lâu: Tuy nhiên, hiện nay rất khó để tìm được các nhà thờ họ có niên đại sớm được xây lại từ lâu. Hoặc có cũng đã trải qua trùng tu, cải tạo. Các công trình này đã được xây dựng từ rất lâu trước đây và chỉ sử dụng những vật liệu thô sơ như gỗ, đất, đá, lợp lá, lợp ngói. Tuy nhiên, dưới tác động của thời gian, thời tiết, các công trình này khó có thể trụ vững cho tới ngày nay
- Nhà thờ họ mới được xây dựng trong vài chục năm trở lại đây: Trong khi đó các nhà thờ họ mới xây gần đây sử dụng nguyên vật liệu là bê tông cốt thép, giả gỗ, gỗ tự nhiên,… nên có độ bền và tuổi thọ cao, chống chịu lại sự khắc nghiệt của thời tiết tốt. Tại các nhà thờ họ, ban thờ thường được bố trí theo chiều ngang, trong đó, ban thờ vị tổ cao nhất sẽ được đặt ở vị trí cao nhất, gian chính giữa. Còn các bàn thờ những vị tổ thấp hơn sẽ đặt đăng đối ở các gian 2 bên

2.2. Phân loại kiến trúc nhà thờ họ theo hình dáng
Dựa theo hình dáng kiến trúc nhà thờ họ cũng được phân thành rất nhiều loại khác nhau như:
- Nhà thờ họ điển hình chữ Nhất nằm ngang: Loại nhà thờ họ này có 2 mái trước và sau được xây dựng theo kiểu hồi văn – thu hồi bít đốc và thường có 3 – 5 gian. Phần mái có thể được lợp bằng tranh, lá cọ hoặc ngói di
- Nhà thờ họ chữ Nhị: Là nhà thờ có 2 gian song song nhau, trong đó, gian ngoài được sử dụng làm nơi tiếp khách hoặc là nhà bái đường, còn gian phiếu sau sẽ dùng làm nơi thờ tụng
- Nhà thờ họ có Hậu cung: Là mẫu nhà thờ có thiết kế gian thờ phụng riêng
- Nhà thờ họ kiểu 4 mái, 8 mái: Mẫu kiến trúc nhà thờ họ này thường xuất hiện tại các tỉnh miền Bắc. Trong đó, nhà họ 4 mái sẽ có 1 lớp mái thành 4 mặt và 2 mặt mái chữ A. Còn nhà thờ họ 8 mái thì có 2 tầng mái xếp chồng lên nhau

- Nhà thờ họ có mặt bằng chữ Quốc: Công trình này cũng xuất hiện khá nhiều và có thiết kế mặt bằng như hình chữ Quốc trong tiếng Hán. Nhà thờ họ có kết cấu 4 khối, trong đó có một khối cổng tam quan, ở giữa là nhà thờ và 2 khối dải vũ 2 bên tổng thể. Sân sẽ nằm ở lối vào trước. Tổng thể nhà thờ sẽ dài 3 gian
- Nhà thờ họ có mặt bằng chữ Công: Còn được gọi là nội công ngoại quốc, tức nhà thờ họ có mặt bằng hình chữ Công trong tiếng Hán. Theo đó, nhà chính diện với nhà mái đường được xây dựng song song và nối liền bởi nhà thiêu hương – nơi dùng cho sư làm lễ
- Nhà thờ họ có mặt bằng chữ Đinh: Bạn cũng có thể bắt gặp khá nhiều kiến trúc nhà thờ họ chữ Đinh ở nước ta. Nhà thờ họ này có nhà chính điện (thượng điện) dùng làm nơi đặt các bàn thờ Phật và nối thẳng góc với nhà bái đường hoặc nhà tiền đường phía trước
- Nhà thờ họ kết hợp nhà ở: Ngoài ra cũng có không ít mẫu nhà thờ họ được xây kết hợp với nhà ở để thuận tiện cho việc dọn dẹp, trông coi, bảo quản. Với các mẫu nhà thờ này thì khu vực thờ cúng tổ tiên sẽ được bố trí tại các gian giữa, còn 2 bên gian hồi là khu vực để ở. Tuy nhiên, thường thì nên xây dựng tách biệt nhà thờ họ với nhà ở trên 2 mảnh đất hoặc có thể nằm trong cùng khuôn viên đất của vị trưởng họ. Nhưng dù xây như thế nào vẫn cần đảm bảo nguyên tắc đăng đối qua trục thần đạo (trục tưởng tượng đi qua chính giữa nhà thờ)
3. Sự khác biệt trong kiến trúc nhà thờ họ giữa các vùng miền
Miền Bắc
Tại miền Bắc, nhà thờ họ thường được xây dựng theo kiến trúc cổ, có sự thống nhất về kích thước và tỷ lệ giữa các chi tiết như kèo, cột mái hay kìm nóc, đầu rộng.

Miền Trung
Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung thì nhà thờ họ lại được xây dựng cực kỳ đồ sọ, hoành tráng và có thể pha trộn cả kiến trúc các công trình tâm linh đình, chùa, phủ quan chúa ngày xưa,… Đặc biệt, nhà thờ họ miền Trung cũng rất chú trọng tới khuôn viên, tiểu cảnh.
Miền Nam
Trên thực tế ở miền Nam không có nhiều nhà thờ họ cho lắm do phần lớn dân cư thường là từ những vùng miền khác tới để lập nghiệp, sinh sống.
Trên đây là giới thiệu về kiến trúc nhà thờ họ tại Việt Nam hiện nay. Qua đó có thể thấy rằng, kiến trúc của công trình này rất đa dạng và độc đáo. Nhưng chung quy đều được xây dựng chỉn chu và mang ý nghĩa sâu sắc, thiêng liêng.