Khám phá vẻ đẹp của nhà thờ Đức Bà tại TPHCM

-

Nhà thờ Đức Bà là một công trình rất nổi tiếng và tiêu biểu tại TPHCM. Nơi đây không chỉ nổi bật với kiến trúc Pháp cổ hoành tráng mà còn có không gian rộng rãi cả ở bên trong lẫn bên ngoài. Chính vì vậy, rất nhiều người dân địa phương cũng như du khách thích tìm tới nhà thờ để tham quan và check-in. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về công trình độc đáo này thì có thể tham khảo bài viết sau!

Khám phá vẻ đẹp của nhà thờ Đức Bà
Khám phá vẻ đẹp của nhà thờ Đức Bà

Giới thiệu tổng quan về nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà là một trong các công trình lịch sử rất nổi bật của TPHCM. Công trình này còn được biết tới với một số tên gọi khác như nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn hay Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Tuy nhiên, mọi người vẫn quen gọi là nhà thờ Đức Bà do nó ngắn gọn và dễ nhớ. 

Công trình này hiện đang tọa lạc tại Công trường Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM, trở thành một trong những biểu tượng đại diện của thành phố, thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

Tổng chiều dài của công trình là 91m, chiều rộng 35.5m. Phần vòm mái chính của công trình cao 21m, có 2 tháp chuông 2 bên, mỗi tháp cao gần 57m. Do nhà thờ được xây dựng vào thời Pháp thuộc nên công trình mang đậm nét kiến trúc cổ của Pháp. kiến trúc sư chịu trách nhiệm thiết kế xây dựng là ông J.Bourard. 

Không gian công trình nhà thờ Đức Bà Sài Gòn rất rộng rãi, thông thoáng cả ở bên ngoài lẫn bên trong thánh đường. Mỗi chi tiết trong công trình đều được thiết kế và xây dựng rất chỉn chu, hút mắt.

Lịch sử hình thành nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Trên thực tế, rất nhiều người dân sinh sống, làm việc tại Sài Gòn cũng không biết nhà thờ Đức Bà được xây dựng từ khi nào. Công trình kiến trúc tôn giáo này chính thức được khởi công xây dựng vào năm 1877 và tới năm 1880 thì hoàn thanh. Toàn bộ quá trình thiết kế và giám sát thi công đều được thực hiện bởi kiến trúc sư J.Bourad.

Công trình được xây dựng năm 1877
Công trình được xây dựng năm 1877

Tới ngày 11/04/1880, cố đạo Colombert đã tổ chức lễ cung hiến và khánh thành nhà thờ. Tham gia vào lễ khánh thành còn có sự hiện diện của Thống đốc Nam Kỳ là Le Myre de Vilers. Theo thống kê, tổng số tiền được sử dụng để xây dựng, trang trí công trình này lên tới 2.500.000 franc Pháp và do Soái phủ Nam Kỳ đảm trách. Cũng vì vậy, khi mới đưa vào sử dụng công trình còn có tên gọi là Nhà thờ Nhà nước bởi nó được Nhà nước Pháp xây dựng và quản lý.

Phải mãi tới sau này thì công trình mới được đổi tên thành nhà thờ Đức Bà và có tên gọi chính thức là Vương Cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tên tiếng Anh là Immaculate Conception Cathedral Basilica. Năm 1962, công trình được phong Vương Cung Thánh Đường.

Khám phá kiến trúc nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Dù đã được xây dựng và đưa vào sử dụng hàng thế kỷ, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của thành phố nhưng công trình này vẫn sừng sững giữa lòng Sài Gòn. Đồng thời còn trở thành một địa điểm nổi tiếng thu hút du khách tìm tới khi có dịp đến với thành phố mang tên Bác. Đó là nhờ nhà thờ sở hữu những nét kiến trúc rất độc đáo, riêng biệt.

Tòa thánh đường bên trong nhà thờ

Ngay khi vừa bước vào bên trong nhà thờ bạn sẽ phải bất ngờ trước kiến trúc của tòa thánh đường. Nhờ có thiết kế đặc biệt, có thể chịu được gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc công trình đã giúp tòa thánh đường đứng vững sừng sững bao năm. 

Không gian tòa thánh đường bên trong nhà thờ
Không gian tòa thánh đường bên trong nhà thờ

Nội thất bên trong tòa thánh được gồm có 1 lòng chính, 2 lòng phụ cùng với 2 dãy nhà nguyện. Tổng chiều dài của toàn bộ thánh được là 93m và chiều rộng lên tới 35m. Phần mái vòm có chiều cao tính từ sàn lên 21m. Sức chứa của tòa thánh đường có thể lên tới 1.200 người.

Tháp chuông nhà thờ

Bất kỳ du khách nào khi ghé thăm nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cũng đều ấn tượng với tháp chuông nơi đây. Thậm chí, tháp chuông này còn được ví như linh hồn của cả công trình. Khi mới xây dựng, nhà thờ chỉ có 2 tháp chuông cao 36.6m và không hề có mái. Tuy nhiên, tới năm 1895, nhà thờ đã được xây thêm 2 mái chóp cao 21m để có thể che chắn cho gác chuông. Như vậy, tổng cộng, tháp chuông cao tới 57m. Sau đó công trình lại tiếp tục được treo thêm 6 chuông ở 2 tháp chuông. Mỗi chuông tương ứng với âm đồ, rê, mi son, la, si và đều có họa tiết cực kỳ tinh xảo.

Tháp chuông bên trong nhà thờ Đức Bà
Tháp chuông bên trong nhà thờ Đức Bà

Các bàn thờ tại nhà thờ 

Trong nhà thờ Đức Bà thì khu vực các bàn thờ cũng rất đáng để tham quan. Khu vực này được điêu khắc và trang trí cực kỳ tinh tế. Tất cả đều được tạo nên từ đá cẩm thạch nguyên khối cùng với 56 ô cửa kính với màu sắc, hoa văn độc đáo ghép lại để tạo thành một bức tranh ấn tượng. 

Mỗi một đường nét, gờ chỉ, họa tiết trong khu vực bàn thờ của nhà thờ đều mang đậm phong cách Roman và Gothic, thể hiện được vẻ đẹp vừa cổ xưa lại vừa trang nhã, tôn nghiêm.

Khu vực bàn thờ nhà thờ Đức Bà
Khu vực bàn thờ nhà thờ Đức Bà

Khu vực công viên bên ngoài nhà thờ

Không chỉ bên trong mà khu vực công viên bên ngoài thờ thờ Đức Bà Sài Gòn cũng rất ấn tượng. Thậm chí, đây còn là khu vực được giới trẻ đặc biệt yêu thích tìm tới để check-in. Tại trung tâm khuôn viên, phía mặt trước của nhà thờ được đặt một bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình.

nhà thờ Đức Mẹ Hòa Bình
Khu vực công viên nhà thờ với bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình

Tượng được điêu khắc vào năm 1959 bởi nhà điêu khắc G.Ciocchetti. Kích thước của bức tượng khá lớn, cao lên tới 4.6m và nặng khoảng 8 tấn. Chất liệu được sử dụng để điêu khắc là đá cẩm thạch trắng Italia.

Một số điểm nổi bật khác làm nên vẻ đẹp của nhà thờ Đức Bà

Ngoài ra, trong công trình nhà thờ Đức Bà Sài Gòn còn có rất nhiều vẻ đẹp khác mà khi ghé thăm nơi đây bạn không nên bỏ qua:

Bức tượng đồng Pigneau de Béhaine đã bị phá bỏ
Bức tượng đồng Pigneau de Béhaine đã bị phá bỏ
  • Tượng đồng Pigneau de Béhaine: Là bức tượng làm từ đồng, được đúc bởi người Pháp vào năm 1903. Bức tượng thể hiện vị giám mục Pigneau de Béhaine (giám mục Bá Đa) dẫn theo hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh (con trai vua Gia Long). Tượng đồng này được coi là một biểu tượng kết hợp giữa Công giáo với triều đình nhà Nguyễn thời bấy giờ. Tuy nhiên, hiện nay nó đã không còn nguyên vẹn nữa bởi năm 1945 tượng đã bị phá bỏ, chỉ giữ được lại bệ đá hoa cương
  • Tượng Đức Mẹ Hòa Bình: Năm 1968, một bức tượng khác đã được điêu khắc để thay thế cho tượng đồng Pigneau de Béhaine, đó là tượng Đức Mẹ Hòa Bình. bức tượng này được linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đặt nhà điêu khắc G.Ciocchetti tạc bằng chất liệu đá Carrara, Italia. Bức tượng thể hiện hình ảnh của Đức Mẹ trong tư thế thẳng đứng, 2 tay đang cầm trái địa cầu và trên trái địa cầu là biểu tượng cây thánh giá. Đôi mắt của Đức Mẹ đang ngước nhìn lên bầu trời như thể cầu nguyện hòa bình tới với người dân

Hướng dẫn tham quan công trình nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Du lịch Sài Gòn nên ở đâu? 

Tại Sài Gòn hiện nay có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn, thậm chí là homestay để cho bạn nghỉ lại. Tuy nhiên, để thuận tiện di chuyển tới nhà thờ Đức Bà bạn nên chọn địa điểm nghỉ chân gần địa danh này. Một số địa điểm nhà nghỉ, khách sạn nằm ở quận 1, gần với khu vực nhà thờ mà bạn có thể tham khảo là: 

  • 40K Hostel – Four of a Kind: Số 214/B14D Nguyễn Trãi, Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TPHCM
  • Nogias Hostel: Số 19 Hồ Hảo Hớn, Cô Giang, quận 1, TPHCM
  • Nhà nghỉ Bui Vien: Số 205/12 Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM
  • Prei Nokor Hostel – Unique 106 yrs old hostel in central: Số 47 Phan Chu Trinh. Bến Thành, quận 1, TPHCM
  • Condodo Rio House Hostel: Số 48B1 Trần Đình Xu, Cô Giang, quận 1, TPHCM
  • Khách sạn Rex: Số 141, đường Nguyễn Huệ, quận 1, TPHCM
  • Khách sạn Sheraton: Số 88 Đồng Khởi, quận 1, TPHCM
  • Khách sạn Edenstar Saigon: Số 38, đường Bùi Thị Xuân, quận 1, TPHCM

Khi nghỉ ngơi tại các địa chỉ này bạn có thể dễ dàng di chuyển tới nhà thờ Đức Bà cũng như nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác của thành phố để thăm thú, ví dụ như: Chợ Bến Thanh, Dinh Độc Lập, Landmark 81,…

Phương tiện di chuyển tới nhà thờ Đức Bà

Để có thể di chuyển tới nhà thờ Đức Bà có rất nhiều phương tiện khác nhau cho bạn lựa chọn. Bạn có thể đặt xe taxi, xe ôm hoặc xe xích lô để di chuyển. Hoặc thử trải nghiệm các phương tiện công cộng như xe bus, đặc biệt là thuê xe đạp để tự mình “lượn” khắp các tuyến phố quận 1 ngắm nhìn thỏa thích phong cảnh thành phố đầy sôi động này. 

Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu bạn di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì nên chuẩn bị sẵn bản đồ chỉ đường để tránh đi lạc. Khi tới nhà thờ bạn có thể gửi xe lại tại trường Hòa Bình, Nhà văn hóa Thanh Niên hoặc là Hội trường Thống Nhất.

Nhà thờ Đức Bà mở cửa khi nào?

Bạn nên tới thăm nhà thờ vào giờ mở cửa để có thể vào bên trong tòa thánh đường khám phá những nét độc đáo của công trình này. Hiện nhà thờ có giờ lễ như sau:

  • Từ thứ 2 – 7: 5h30; 17h30
  • Chủ nhật: 5h30, 6h45, 8h00, 9h30 (thánh lễ bằng tiếng Anh), 16h00, 17h15 và 18h30

Như vậy, dựa theo lịch lễ trên thì các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, mỗi ngày nhà thờ sẽ tổ chức 2 thánh lễ, trong đó một thánh lễ bắt đầu lúc 5h30 sáng và 1 thánh lễ bắt đầu lúc 17h30 chiều. 

Riêng vào ngày chủ nhật sẽ có tổng cộng 7 thánh lễ diễn ra, cụ thể vào lúc 5h30 sáng, 6h45 sáng, 8h sáng, 9h30 sáng (thánh lễ bằng tiếng Anh), 16h chiều, 17h30 chiều và 18h30 chiều. 

Giá vé vào cửa

Khác với nhiều địa điểm du lịch khác, nhà thờ Đức Bà mở cửa miễn phí cho du khách vào tham quan, check-in. 

Gần nhà thờ Đức Bà có món gì ngon?

Sau khi thăm thú và chụp hình check-in thả ga tại nhà thờ Đức Bà rồi bạn có thể dành thời gian để đi thưởng thức các món ăn vặt đường phố vừa ngon lại vừa rẻ, mang đậm hương vị Việt như:

  • Cà phê Sài Gòn: Đừng bao giờ bỏ qua món cà phê sữa đá đặc trưng thơm ngon của thành phố mang tên Bác hoặc món nước mía vừa ngọt vừa mát giải khát cực tốt
  • Ẩm thực đường phố: Bánh bột chiên, bánh mì kẹp trứng/thịt nướng, bánh tráng trộn, hủ tiếu, bánh căn, súp cua,… cũng siêu ngon
Gần nhà thờ có cà phê sữa rất ngon
Gần nhà thờ có cà phê sữa rất ngon

Gợi ý một số điểm tham quan khác gần nhà thờ Đức Bà

Nếu có thời gian bạn cũng có thể ghé thăm một số điểm tham quan khác cực kỳ nổi tiếng gần nhà thờ Đức Bà như: 

  • Chợ Bến Thành
  • Phố đi bộ Nguyễn Huệ (vào ban đêm)
  • Hồ Con Rùa
  • Dinh Độc Lập
  • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
  • Tháp Bitexco Financial Tower 
  • Landmark 81

Trên đây là giới thiệu thông tin chi tiết về nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Có thể thấy đây là một công trình lịch sử rất ý nghĩa lại đồ sộ và siêu hút mắt. Vì vậy, nếu có dịp tới với Sài Gòn đừng tiếc thời gian ghé thăm địa điểm này.

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments